Sau năm thực hiện OKR, anh Nguyễn Mạnh Cường (GĐ Telehouse) - cá nhân OKR xuất sắc quý II/2019 nhận định, OKR là hệ thống đánh giá quản trị và phương pháp luận này cần đầu tư thời gian và công sức. Đối với anh, điểm quan trọng nhất của việc xây dựng OKR là từng cá nhân phải tự viết mục tiêu. CBNV hay hiểu kết quả then chốt (KR - Key Result) của bộ phận, cấp trên là mục tiêu (O - Objective) của bản thân. Anh Cường cho rằng, đây là cách nghĩ đơn giản nhất nhưng không phải trường hợp nào cũng đúng. OKR khối kinh doanh sẽ khác với Mục tiêu khối sản xuất. “OKR của bộ phận nên là căn cứ để mỗi cá nhân xây dựng mục tiêu, diễn đạt theo ý hiểu của bản thân”, anh Cường chia sẻ.
GĐ Telehouse nhận định, OKR hỗ trợ CBNV hăng say công việc. Ảnh: Hà Trần. |
Trong trường hợp đóng góp doanh thu cho bộ phận, CBNV khối sản xuất có thể đặt mục tiêu "Nâng cao khả năng công nghệ cụ thể" hoặc "Phát triển khối khách hàng có liên quan tới bộ phận". Sau đó đưa ra KR rõ ràng, đo đếm được để thực hiện O. Ví dụ, KR là đọc 3 chương sách, tôi phải trình bày được các slide về công nghệ chuyển đổi số hay năng lực chuyển đổi số của FPT. “Tất cả các KR chỉ dừng lại 'Đọc 3 chương sách công nghệ' đều bị yêu cầu làm lại để hiểu rõ mục tiêu từng KR”, anh Cường nói.
Thứ 2, khi viết OKR, từng mục tiêu cần gắn đúng với thời gian thực hiện trong quý. “Nhiều mục tiêu đăng ký đối phó hoặc thiếu thách thức nên triển khai trong 1 tháng đã hoàn thành”. Trong trường hợp này, CBNV nên điều chỉnh OKR để có mục tiêu thách thức hơn hoặc xây dựng một OKR mới. Nguyên tắc của FPT là từng mục tiêu cần thách thức, hướng trọng tâm với mong muốn của tổ chức để tạo động lực trong quá trình thực hiện. Do vậy, mỗi cá nhân nên bước ra khỏi vùng an toàn để có thêm cơ hội thách thức bản thân nhiều hơn.
OKR phải xây dựng gắn với thời gian thực tế. Ảnh: Hà Trần. |
Việc thường xuyên kiểm tra, cập nhật OKR là một yếu tố quan trọng. Xây dựng OKR và đưa lên tool F.OKR chỉ giải quyết vấn đề ghi nhận mục tiêu nhưng không hỗ trợ mọi người trong quá trình triển khai. Do vậy, việc mở OKR để xem hàng ngày vừa giúp mọi người không quên mục tiêu, vừa cập nhật được tình hình hiện tại để kịp thời chỉnh sửa.
Đối với anh Cường, việc tiếp cận với OKR là cơ hội học tập và mở rộng tầm hiểu biết. “Muốn làm OKR tốt nên nói chuyện với người làm OKR giỏi”. Bên cạnh đó, người làm OKR giỏi chưa chắc đã thành công với mục tiêu. Tuy nhiên, thực hiện OKR mang đến cho mọi người cảm giác hăng say, cố gắng hơn trong công việc.
Hiện tại, OKR đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện mục tiêu quý I/2020. Thời gian cập nhật lên tool F.OKR toàn tập đoàn là hết ngày 28/2.
Bên cạnh đó, CBQL bộ phận phải điền thêm OKR cả năm lên công cụ, cấp nhân viên không bắt buộc. Để CBNV đặt đúng OKR, Hội đồng Chiến lược và Đổi mới FPT cũng đưa 6 bẫy thường gặp, bao gồm: Thiếu tường minh, không cụ thể; Không khả thi trong đo lường và theo dõi; Kết quả không được tạo ra trực tiếp từ những nỗ lực của bản thân; Kết quả then chốt đề ra không đảm bảo đạt được O; Mục tiêu không kết nối, hỗ trợ mục tiêu chung; OKR thiếu thách thức, không truyền cảm hứng.
Để hoạt động diễn ra đúng thời gian, Hội đồng Chiến lược và Đổi mới FPT cũng ban hành khung chế tài cho những trường hợp vi phạm nguyên tắc đánh giá OKR, bao gồm lỗi về: Tuân thủ - Chất lượng OKR - Vai trò lãnh đạo. Quy định bắt đầu từ quý III/2019, đối tượng áp dụng là các quản lý, từ cấp trưởng phòng đến TGĐ CTTV.
OKR (Objectives and Key Results, tạm dịch: Mục tiêu và kết quả then chốt) là phương thức quản trị mới hướng đến thúc đẩy mỗi người FPT làm việc hăng say, liên tục sáng tạo, đổi mới. Công cụ quản trị này không chỉ đưa Google trở thành “gã khổng lồ”, mà còn được ứng dụng trong nhiều "ông lớn" công nghệ khác như LinkedIn, Twitte và Uber…
Hà Hương
Ý kiến
()