Chúng ta

‘Internet giúp người dân thông minh hơn’

Thứ hai, 29/4/2013 | 13:50 GMT+7

Trong The New Digital Age (tạm dịch: Tân kỷ nguyên kỹ thuật số), một trong những cuốn sách được mong chờ nhất thế giới công nghệ năm 2013, Eric Schmidt, chủ tịch Google đã tiết lộ tương lai và tác động của Internet đến nhân loại.
> Bí quyết đổi mới tại Google

Cuốn sách này đã làm sáng tỏ vai trò xúc tác của Google trong những biến động công nghệ, xác định lại cách mọi người làm việc, học tập, vui chơi, mua sắm và giao tiếp.

Tuy nhiên, chưa một cuốn sách nào cung cấp cái nhìn đầy đủ và triệt để về những kỳ vọng bên trong bộ não của Google cho đến khi tác phẩm The New Digital Age của hai đồng tác giả Eric Schmidt và Jared Cohen được xuất bản.

d

Hai đồng tác giả của The New Digital Age: Eric Schmidt (trái) và Jared Cohen. Ảnh: Internet.

Eric Schmidt, người đã làm việc hơn 10 năm tại Google trong vai trò Giám đốc điều hành (hiện nay là Chủ tịch Google) đã chia sẻ tầm nhìn về một tương lai công nghệ sẽ làm thay đổi triệt để trong cuốn sách The New Digital Age do ông cùng viết chung với Jared Cohen, cựu chuyên gia tư vấn của Bộ Ngoại giao Mỹ và hiện là Giám đốc Google Ideas, một dạng think-tank (giống Viện chiến lược) của Google.

Có nhiều lý do đã thôi thúc Schmidt cùng Cohen viết cuốn sách này. Hai người gặp nhau tại Baghdad vào năm 2009 và đã rất xúc động trước cách người dân Iraq đã tìm mọi cách để sử dụng các dịch vụ Internet nhằm cải thiện cuộc sống của họ, bất chấp tình cảnh chiến tranh.

Thế là bộ đôi quyết định đã đến lúc đào bới vào chi tiết rằng làm thế nào Internet và các thiết bị di động đang hỗ trợ nhân loại, góp phần làm suy yếu những chính phủ chuyên quyền cũng như ép buộc những công ty già nua phải thay đổi triệt để.

Trong suốt ba năm nghiên cứu để chuẩn bị tư liệu, Eric Schmidt cùng Jared Cohen đã đi khắp thế giới, bao gồm chuyến thăm Bắc Triều Tiên và Myanmar vào đầu năm nay, bất chấp khuyến cáo trước đó từ Bộ Ngoại giao Mỹ.

d

Chủ tịch Google (giữa, hàng trên) trong chuyến thăm Bắc Triều Tiên. Ảnh: Internet.

Hai người cũng đã phỏng vấn một nhóm những người theo chủ nghĩa chiết trung gồm cựu ngoại trưởng Henry Kissinger, tỉ phú Mexico Carlos Slim Helu, nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange cùng những thủ tướng trị vì lâu năm của Mông Cổ và Pakistan. Cuốn sách cũng viện dẫn ý kiến của một số nhân vật trong nội bộ Google khác như đồng sáng lập Larry Page và Sergey Brin.

The New Digital Age là kết quả của sự nghiên cứu tỉ mỉ về những cơ hội và thách thức trong sự liên kết giữa thế giới vật chất xung quanh chúng ta với thế giới ảo trên Internet. Schmidt và Cohen cũng xem xét sự mất mát về quyền riêng tư cá nhân khi một công ty nổi tiếng như Google và Acxiom, kho dữ liệu ít được biết đến, sưu tập tài liệu về các tương tác điện tử của chúng ta trên máy tính, điện thoại thông minh và ở quầy làm thủ tục check-out.

Để giảm thiểu sự bồng bột của tuổi trẻ, có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng trong suốt cuộc đời, giáo dục về quyền riêng tư trong môi trường trực tuyến cần được xem trọng ngang tầm hay thậm chí là hơn với giáo dục giới tính.

Cuốn sách này không chỉ dừng lại ở những hoạt động thực tiễn của Google mà còn bao gồm cả sai sót trong vấn đề bảo mật đã khiến công ty gặp rắc rối với các nhà lãnh đạo trên thế giới.

d

Eric Schmidt trong cuộc trao đổi với Tổng thống Mỹ Obama. Ảnh: Internet.

The New Digital Age không đưa ra bất kỳ giải pháp cụ thể để bảo vệ sự riêng tư cá nhân, mặc dù các tác giả tin chắc rằng các hình phạt cứng rắn hơn cùng các quy định nghiêm ngặt hơn sẽ gia tăng khi ngày càng nhiều người nhận ra cuộc sống của họ đang ở trong một trạng thái "lưu trữ gần như vĩnh viễn".

Kể từ khi thành lập vào năm 1998, sau bao khó khăn, thử thách, thành công lớn nhất của Google là đã đem lại cơ hội tiếp cận Internet cho 5 tỷ người, chủ yếu là ở các nước chưa phát triển. Đồng thời với sự kết hợp của bộ vi xử lý mạnh mẽ hơn, kết nối Internet nhanh hơn, cùng sự khéo léo trong kinh doanh sẽ biến các công cụ của khoa học viễn tưởng thành hiện thực.

Bỏ qua những bình luận chuyên sâu về mặt tối của Internet, nhìn chung cả Eric Schmidt lẫn Jared Cohen đều đưa ra giả thuyết, có phần lạc quan, rằng thế giới cuối cùng cũng sẽ trở thành một nơi tốt đẹp hơn, khi con người dành nhiều thời gian để kết nối với nhau hơn trên Internet. Theo bước tiến đó, xã hội rồi sẽ dân chủ hơn, các chính quyền sẽ bớt tham nhũng khi mọi hoạt động của họ đều minh bạch hóa còn người dân thì ngày càng thông minh và được cập nhật đầy đủ.

Nghệ Nguyễn (theo Huffingtonpost)

Ý kiến

()