Gần một nửa số người tham gia nghiên cứu chỉ chào hỏi cha họ bằng lời nói khi hai người gặp nhau. 44% thừa nhận họ không thường nói “Cảm ơn” khi được cha giúp đỡ, trong khi 43% nghĩ rằng họ nên nói “Con yêu cha” nhiều hơn.
Trẻ con biểu lộ tình yêu với cha rất tự nhiên, nhưng càng lớn, mọi người càng cảm thấy ngượng ngùng và khó khăn khi nói "Con yêu cha". |
Và mặc dù một số người không thể nói với cha cảm nhận của mình, họ vẫn cảm thấy hạnh phúc khi dùng số tiền mà cha cho. Nghiên cứu chỉ ra có 61% người trưởng thành thường mượn tiền của người sinh thành vì đây là “ngân hàng vô tận”.
Những người không nói “Con yêu cha” giải thích bởi vì điều đó làm họ cảm thấy không thoải mái. Khảo sát cũng cho thấy chỉ 28% người cho biết họ thường ôm cha mình và 10% chào cha với một nụ hôn. 51% phụ nữ thường ôm và hôn cha khi chào hỏi trong khi con số này chỉ là 23% ở đàn ông.
Mạng xã hội cũng tác động đến cách chúng ta giao tiếp với cha mình, với 16% số người được hỏi lựa chọn Facebook hay Twitter như là cách để trò chuyện cùng đấng sinh thành.
Trong khi đó, với nhiều người, cha luôn là người ở bên cạnh chúng ta, khi các con cảm thấy tuyệt vọng (49%), đưa ra những lời khuyên về sự nghiệp (39%), đưa đón con cái (38%) và cả đưa ra lời khuyên trong các mối quan hệ của con (6%).
Cha luôn là người ở bên cạnh nâng đỡ con. |
Nhà tâm lý học Anjula Mutanda, người đứng sau nghiên cứu này, cho biết: “Có rất nhiều tình yêu dành cho những người cha, nhưng những kết quả này cho thấy chúng ta cảm thấy ngượng ngùng và không thoải mái thế nào khi nói yêu cha”.
Theo chuyên gia tâm lý người Anh, những đứa trẻ sẽ có khuynh hướng bày tỏ tình yêu và cảm xúc với cha mẹ một cách thoải mái. Nhưng khi đến một độ tuổi nào đó, những cái ôm và câu nói “Con yêu cha” dần giảm đi. Khi thời gian trôi qua, chúng ta có thể đánh mất thói quen nói yêu cha. Và càng về lâu dài, chúng ta càng ít làm điều đó hơn.
Nhưng ngược lại, càng nói “Con yêu cha” thì càng dễ thể hiện tình yêu ấy một cách tự nhiên nhất. “Chúng ta không chỉ loại bỏ sự ngượng ngùng mà còn cho cha thấy sự cảm kích thật sự, điều đó sẽ làm cha bạn cảm thấy tuyệt vời”, Anjula Mutanda khẳng định.
“Ngày của cha” ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20 dù chỉ là những hình thức đơn lẻ và tự phát, sau khi “Ngày của mẹ” dần trở nên phổ biến. Đây là ngày mà những người con sẽ thể hiện tình yêu thương của mình đối với cha bằng những cách khác nhau. Năm 1966, Tổng thống Mỹ Lyndon B.Johnson đã chính thức chỉ định ngày Chủ nhật thứ ba của tháng 6 là “Ngày của cha”, bên cạnh “Ngày của mẹ” (ngày Chủ nhật thứ hai của tháng 5). “Ngày của cha” giờ đây đã là một sự kiện được quốc tế hóa với tính chất ý nghĩa của nó. Ngày này được diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều hình thức khác nhau. Tại Việt Nam, “Ngày của cha” dần trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Năm nay, 21/6 là Ngày của cha. |
Yến Nhi (theo Daily Mail)
Ý kiến
()