Năm 2020, khi đại dịch Covid-19 hoành hành Mỹ - FAM vẫn vững tâm bám trận tìm cơ trong nguy. Sự chung sức đồng lòng của người F ở Mỹ trong năm qua đã đem lại những kết quả rất đáng tự hào. FAM đạt doanh thu 123,9 triệu USD, đạt tăng trưởng 12,6% so với năm 2019.
Theo Giám đốc FPT America Đặng Trần Phương, tín hiệu vui là lần đầu tiên sau những tháng ngày tăng trưởng âm, Intellinet - công ty tư vấn ở Mỹ được FPT mua lại - đã mang về doanh thu EBITDA 3 triệu USD (EBITDA hay còn gọi là lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp). Song song đó, trung tâm nearshore tại Philippines hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 30% về nhân sự, 65% về doanh thu. Dù phải đối mặt với dịch Covid-19 ngay khi mới thành lập, trung tâm nearshore tại Ấn Độ đã xây dựng được đội ngũ 60 nhân sự, đảm bảo khả năng phục vụ nhiều khách hàng quan trọng ở thị trường Mỹ.
Giám đốc FPT America Đặng Trần Phương. |
Trong năm 2021, đối với trung tâm phần mềm nearshore (nearshore: dịch vụ ủy thác trong khu vực cho phép của bên đặt hàng) ở châu Á, FAM đặt mục tiêu gấp ba lần số lượng nguồn lực tại FPT India và gấp hai lần tại FPT Software Philippines. Theo anh Phương, như vậy, số nhân sự ở FIndia và FPhil ước tính sẽ lần lượt là 180 và 300. Cùng phối hợp, cả hai trung tâm này sẽ đảm bảo dịch vụ 24/7 cho khách hàng, bao gồm cả mảng quản lý và phát triển.
Riêng tại châu Mỹ, FAM cũng có những mục tiêu tham vọng khác như thúc đẩy tăng trưởng doanh thu FPT Canada lên 100%. Đồng thời, FAM đã thành lập trung tâm phần mềm nearshore đầu tiên tại thủ đô San Jose của Costa Rica, mở văn phòng mới ở Houston, tăng cường sức mạnh cho ngành dọc mảng năng lượng (oil&gas)…
“Với nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt năm 2020, chúng ta đã có những kết quả tốt trên mong đợi. Vì vậy, chúng ta bước vào năm 2021 với tràn đầy hy vọng và tự tin mặc cho Covid-19 vẫn còn là nỗi ám ảnh,” anh Đặng Trần Phương, CEO FPT America, chia sẻ.
Theo anh Phương, trong năm 2021, C99 là một “ngôi sao sáng” của thị trường Mỹ nhưng không phải duy nhất. Một đối tác lớn trong ngành hàng không cũng báo hiệu những dự án sẽ sớm “cất cánh”. Cùng với đó, FAM đã có chiến lược để đưa loạt khách hàng về dầu khí, ô tô, hãng bán dẫn gia nhập “câu lạc bộ doanh thu 10 triệu USD”. Những khách hàng lớn khác… được kỳ vọng sẽ tiếp tục mang về nguồn doanh thu ổn định.
FPT Software chính thức cán mốc doanh thu 500 triệu USD vào ngày 28/12/2020, sau khi ký thành công hợp đồng với một khách hàng Nhật.
“Con số nửa tỷ USD là một dấu mốc lớn, đặt niềm tin ngành xuất khẩu dịch vụ phần mềm, công nghệ thông tin Việt Nam sẽ có doanh nghiệp vượt ngưỡng 1 tỷ USD trong 2-3 năm tới. Và chúng ta tin tưởng sâu sắc rằng, doanh nghiệp đó là FPT Software”, Giám đốc Tài chính nhà Phần mềm Nguyễn Khải Hoàn khẳng định.
So với năm 2019, FPT Software đạt mức tăng trưởng 10% doanh số và 13,5% lợi nhuận. Xét theo tỷ trọng doanh thu, Nhật Bản vẫn là thị trường dẫn đầu với đóng góp 49,5%. Tiếp đến, các thị trường Mỹ, châu Á - Thái Bình Dương (APAC) và EU chiếm tỷ trọng lần lượt là 24,2%, 18% và 8,3%. Trong đó, thị trường APAC trong năm 2020 đã vượt Mỹ, vươn lên ngôi vị “Quán quân” về mức tăng trưởng doanh số với tốc độ 28%.
>> Nguyễn Đỗ Đức Anh: Từ 'Mr chuẩn chỉnh' đến Hoa hậu FHM
Hoa Hạ
Ý kiến
()