"Kỳ vọng của chúng tôi là tập hợp được nhiều nhất các nguồn lực, từ khối nhà nước, tư nhân đến khối các tổ chức quốc tế, từ kinh nghiệm đến nguồn lực tài chính để tăng tốc chuyển đổi số", anh Nguyễn Văn Khoa nói.
Theo anh, các nguồn lực, đặc biệt là doanh nghiệp công nghệ số sẽ cần ngồi cùng nhau để hợp tác, liên kết. Bên cạnh đó, họ cũng cần phân định rõ vai trò để tạo ra những hệ sinh thái số hoàn chỉnh, phù hợp với các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam.
Năm nay, sự kiện Ngày chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam DX Day sẽ được mở rộng thành Diễn đàn cấp cao Vietnam - Asia DX Summit 2022, diễn ra ngày 24 và 25/5. Theo anh Khoa, chương trình sẽ được mở rộng quy mô khu vực và dự kiến có các phiên chuyên đề của các tổ chức doanh nghiệp từ Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản... Đây đều là những nước được đi đầu về chuyển đổi số trong khu vực.
"Ngoài mong muốn đưa kinh nghiệm chuyển đổi số quốc tế đến với các cơ quan tổ chức Việt Nam, Vinasa mong muốn thúc đẩy kết nối hợp tác phát triển giữa các doanh nghiệp công nghệ số trong nước và quốc tế", anh Khoa nói thêm.
Các diễn giả bàn về chuyển đổi số tại Vietnam DX Day năm 2020. Ảnh: Vinasa |
Vietnam - Asia DX Summit 2022 sẽ có bốn chuyên đề về: Chính phủ số, Doanh nghiệp số, Kinh tế số - xã hội số, và Kinh nghiệm quốc tế. Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam cho biết sẽ tổ chức đào tạo phổ biến Chuyển đổi số, với các chương trình Chuyển đổi số cho doanh nghiệp SME, doanh nghiệp Sản xuất và Chuyển nhận thức chuyển đổi số cho lãnh đạo.
Ông Nguyễn Hùng Sơn, Chủ tịch FSI, Phó Chủ tịch Ủy ban Chuyển đổi số Doanh nghiệp của Vinasa, cho biết hiệp hội đã xây dựng chiến lược hoạt động từ hội nghị, tập huấn cho đến đào tạo nhằm phổ biến hơn nữa về chuyển đổi số cho người dân và doanh nghiệp tại Việt Nam.
"Chuyển đổi số không phải là mua và ứng dụng giải pháp công nghệ, mà là thay đổi toàn diện mô hình hoạt động kinh doanh, dựa trên ba yếu tố là tăng trải nghiệm khách hàng, tự động hóa quy trình, và định hướng kinh doanh dựa trên dữ liệu", ông Sơn nói.
VnExpress
Ý kiến
()