Anh Lê Trường Tùng - Chủ tịch ĐH FPT - kỳ vọng bức tượng đặt trong khuôn viên nhà trường sẽ truyền cảm hứng cho các cán bộ và HSSV của FPT Education, để mỗi cá nhân có thể giữ cho mình cái tâm bình lặng. Khi sự nhận thức về thế giới xung quanh thông qua nghe - nhìn - nói trở nên tinh tế, sâu sắc từ trong tâm, con người sẽ quan sát và đánh giá được mọi vấn đề một cách vẹn toàn.
Bức tượng 'Four Wisse Monkeys' ở campus Hòa Lạc. |
Sau nhiều tuần chế tác công phu tại Hồng Kông, bức tượng “Four Wise Monkeys” đã “cập bến” campus Hòa Lạc và đặt tại khu vực vườn hoa hồng. Được biết, trong đền Toshogu (Nhật Bản) hiện nay còn lưu giữ một bức điêu khắc cổ bằng gỗ của nghệ nhân Hidari Jingoro. Trên đó có tượng ba con khỉ tên là Kikazaru, Mizaru và Iwazaru mang ý nghĩa: không nghe điều xấu, không nhìn điều xấu và không nói điều xấu.
Tác phẩm được khắp thế giới biết đến là bộ điêu khắc “khỉ ba không” với giáo lý pha trộn giữa Lão giáo và Phật giáo, gồm một con bịt tai, một con bịt miệng và một con bịt mắt. Vì từ “zaru” gần âm với “saru” có nghĩa là con khỉ, nên người ta khắc hình ba con khỉ che miệng, che mắt, che tai với vẻ mặt ngộ nghĩnh để biểu đạt triết lý này. Sâu xa hơn, người Nhật còn muốn thể hiện triết lý của riêng mình vào trong ba bức tượng: “Che mắt để dùng tâm mà nhìn, che tai để dùng tâm mà nghe, che miệng để dùng tâm mà nói”.
Trước đó, ngày 30/9, bức tượng The Thinker (Người suy tư) mang nhiều ý nghĩa đã được đặt trang trọng tại khuôn viên Đại học FPT Đà Nẵng, là bức tượng The Thinker đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, trong tháng 10 và 11/2020, ĐH FPT đã lần lượt khánh thành bức tượng “Self-made man” ở ba cơ sở tại Đà Nẵng, TP HCM và Hà Nội. “Self-made man” là một cụm từ cổ điển nhằm mô tả một người thành công bằng năng lực của chính mình, không phải bởi các điều kiện từ bên ngoài.
>> Sinh viên nhà F tái hiện không gian Tết xưa
Trân Trân
Ý kiến
()