Hàng năm, FPT IS cho ra mắt rất nhiều sản phẩm hệ thống ở mọi lĩnh vực, tuy nhiên việc nắm bắt thông tin về các sản phẩm còn nhiều hạn chế và mang tính cục bộ ở từng phân ngành. Việc trao đổi về sản phẩm mới chỉ dừng lại ở mức các cán bộ sale tự chia sẻ kiến thức nhỏ lẻ, chưa có hệ thống. Từ tình trạng này, chị Phạm Thị Sánh, Nhóm Đào tạo nhân sự FPT IS Hà Nội cùng 4 cộng sự của mình: Cao Đỗ Huyền Trân, Phan Thị Phương Thảo, Lương Diệu Thu và Nguyễn Thị Anh đã xây dựng nên chương trình “Made by FIS: từ trực tuyến đến thức chiến”.
Đây là một chương trình đào tạo chuyên sâu về các sản phẩm của FPT IS dành cho các cán bộ sale, kéo dài trong 4 tháng với 4 vòng: Vòng đào tạo thông tin sản phẩm, Vòng thi trên E-learning, Vòng thi thuyết trình và Vòng Ontop - xử lý tình huống trực tiếp với lãnh đạo FPT IS. Chương trình được áp dụng hoàn toàn trên nền tảng trực tuyến với Webex để giảng dạy và E-learning để kiểm tra.
Sau mùa đầu tiên, Chương trình “MBF: từ trực tuyến đến thực chiến” đã cho thấy tính hiệu quả về thời gian, tiền bạc và nhân lực. Thông thường một khoá đào tạo kéo dài 4 tháng sẽ tiêu tốn chi phí lên tới hơn 150 triệu đồng nhưng với hình thức trực tuyến, chương trình đã duy trì với nguồn kinh phí dưới 20 triệu đồng. Nhân sự cũng chỉ cần 5 người thay vì 35 người nếu đào tạo tập trung và tiết kiệm rất nhiều thời gian di chuyển cho học viên. Theo khảo sát của ban nhân sự sau khoá học thì chương trình đã giúp cán bộ sale tăng cơ hội bán hàng lên gấp 2,3 lần và giảm số lượng ít có/ không có cơ hội bán hàng xuống 7,3 lần.
Chung khảo Sáng kiến số 3 đã diễn ra với phần tranh tài của 9 sản phẩm tới từ các CTTV trong FPT. Trong đó, FPT Software và FPT Telecom tiếp tục có 2 sản phẩm dự thi. Các đơn vị FPT Retail, FPT IS, Synnex FPT, FPT Online, FPT Education lần lượt có 1 sản phẩm tranh tài. Các sáng kiến dự thi chủ yếu thuộc lĩnh vực phần mềm, với 6/9 sản phẩm.
Tham gia Chung khảo tháng, các sáng tạo Vàng, Bạc, Đồng, Khuyến khích lần lượt nhận được phần thưởng với giá trị lần lượt: 5 triệu đồng, 3 triệu đồng, 2 triệu đồng và 1 triệu đồng.
Các hồ sơ gửi về chương trình sẽ được hội đồng xét duyệt thẩm định về nhiều yếu tố và sẽ có email phản hồi tới tác giả. Để hồ sơ được xét duyệt nhanh, các sáng kiến cần đảm bảo nhiều tiêu chí. Cụ thể, sáng kiến là sản phẩm đã được áp dụng thực tế; Thời gian áp dụng là 12 tháng tính đến thời điểm đăng ký; Có một trong 2 hiệu quả về kinh tế, hoạt động kèm số liệu rõ ràng; Không trung với sáng kiến được công nhận hoặc chuẩn bị áp dụng trong FPT; Chứng minh được tính sáng tạo qua nỗ lực tìm tòi và nghiên cứu.
Hà Trần - Hà My
Video: Trần Huấn
Voice: Xuân Tín
Ý kiến
()