Chúng ta

Nhà Giáo dục mang nghệ thuật sân khấu cải lương về trường học

Thứ hai, 20/3/2023 | 17:16 GMT+7

Ngày 16/3, chương trình biểu diễn nghệ thuật cải lương “Cải cách hát ca - Lương truyền thế hệ” đã diễn ra với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, các nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang cùng học sinh sinh viên, cán bộ - giảng viên FPT Education.

Chương trình thuộc khuôn khổ dự án Fes-Camp 4 “Thang âm Việt” - chuỗi hoạt động trải nghiệm và học tập về di sản âm nhạc của Việt Nam do Ban Công tác học đường FPT Education thực hiện.

Mang nghệ thuật dân tộc đến gần hơn với người trẻ

Dự án trải nghiệm Fes-Camp 4 “Thang âm Việt” mang đến các loại hình nghệ thuật dân tộc trên khắp cả nước, gồm: Chương trình biểu diễn “Tiếng chèo” diễn ra tại Hà Nội (ngày 6/3), chương trình biểu diễn cải lương “Cải cách hát ca - Lương truyền tuồng tích” tại TP HCM (ngày 16/3), chương trình biểu diễn Đờn ca Tài tử - Cải lương tại Cần Thơ (ngày 6/4), chương trình biểu diễn Tuồng - Bài chòi- Ca Huế tại Đà Nẵng (ngày 26/4).

Trong đó, lần đầu tiên tại FPT Education TP HCM, một chương trình biểu diễn nghệ thuật cải lương quy tụ nhiều NSƯT, NSND, như: NSƯT Minh Đức, NS Võ Hoài Long, NS Kim Thùy, NS Nguyễn Văn Hợp, NS Kim Tiến, NS Trọng Hiếu, NS Trúc Phương, NS Diệp Duy, NS Như Ý, NS Nguyễn Điền Trung, NS Lê Thanh Thảo, NS Nguyễn Nhuận, NS Nhã Thy, NS Nhật Nguyên, NS Tô Trường Vinh, NS Ngọc Gấm, Tiến sĩ Mai Mỹ Duyên, Nghiên cứu sinh Phạm Thái Bình.

-9496-1679387078.jpg

HSSV, CBGV FPT Education chăm chú thưởng thức nghệ thuật tại chương trình biểu diễn “Cải cách hát ca - Lương truyền tuồng tích”. Ảnh: ĐVCC.

Chương trình “Cải cách hát ca - Lương truyền tuồng tích” có sự tham gia của đông đảo bạn trẻ yêu thích bộ môn cải lương và có mong muốn tìm hiểu về loại hình sân khấu này. Trong suốt hành trình tham dự hoạt động thứ 2 của Fes-Camp 4, tất cả khán giả đều chăm chú theo dõi và cảm nhận trọn vẹn “chất” cải lương.

Trải nghiệm nghệ thuật sân khấu ấn tượng, đậm chất trữ tình

Cải lương có một đặc điểm nổi bật là “loại hình nghệ thuật tình cảm”. Kịch bản thường có cốt truyện xúc động, nhưng vẫn có những vở kịch mang ý nghĩa phản ánh hiện thực xã hội. Tác phẩm cải lương đa số được xây dựng trên những xúc cảm, như: bi, hài, anh hùng ca và trữ tình.

-3591-1679387078.jpg

Mở màn chương trình với Ca cảnh “Ngọt ngào Giai điệu quê hương”. Ảnh: ĐVCC.

Tại sân khấu Fes-Camp 4 “Thang âm Việt”, các vị khách mời, học sinh - sinh viên, cán bộ - giảng viên FPT đã có những giây phút sống trọn vẹn trong âm nhạc cải lương. Thông qua những tiết mục đặc sắc, ca cảnh, như: "Ngọt ngào giai điệu quê hương", ca ra bộ "Bùi Kiệm thi rớt trở về", bài ca cổ "Tình đẹp mùa chôm chôm", đoạn trích "Kim Vân Kiều", trích đoạn cải lương tuồng cổ "Lã Bố hý Điêu Thuyền", trích đoạn "Tiếng trống Mê Linh", khán giả đã đi qua nhiều cảm xúc dạt dào trong câu chuyện xưa với những thông điệp nhân văn sâu sắc.

-5427-1679387078.jpg

Trích đoạn “Tiếng trống Mê Linh” để lại nhiều cảm xúc cho khán giả. Ảnh: ĐVCC.

Đêm nhạc nghệ thuật "Cải cách hát ca - Lương truyền tuồng tích" đã kết thúc, nhưng những đặc tính thẩm mỹ, nhân văn gắn liền với dấu ấn thời đại vẫn còn đọng lại trong lòng mỗi học sinh sinh viên, cán bộ giảng viên nhà Giáo dục. Với sứ mệnh lan tỏa di sản âm nhạc, tiếp nối thế hệ tương lai, chương trình biểu diễn cải lương của Fes-Camp 4 "Thang âm Việt" đã giúp người nhà Giáo dục trải nghiệm và hiểu rõ hơn về đời sống xã hội Việt Nam qua những vở cải lương đặc sắc.

>> Trải nghiệm hạnh phúc của người F sau khoá thiền Làng Mai

S.T

Ý kiến

()