Chúng ta

Nhật Bản - thị trường trọng yếu của FPT

Thứ hai, 20/5/2013 | 09:17 GMT+7

Nhật Bản tiếp tục là một trong ba chân kiềng vững chắc giúp FPT Software phát triển.
> Du học sinh Nhật vào làm việc tại FPT Software / Mô hình Haken giúp mở rộng cơ hội tại Nhật Bản

Trong hành trình 15 năm phát triển của FPT Software, Nhật Bản luôn là thị trường quan trọng của công ty phần mềm lớn nhất Việt Nam này.

FPT chính thức hiện diện tại xứ Phù Tang vào ngày 13/11/2005, bằng việc thành lập Công ty TNHH FPT Software Japan. Đây là lần đầu tiên một công ty công nghệ thông tin của Việt Nam được thành lập với tư cách pháp nhân Nhật Bản. “Sự ra đời của Công ty TNHH FPT Software Japan chính là lời cam kết đầu tư dài hạn của FPT đối với thị trường Nhật Bản”, TGĐ FPT Trương Gia Bình khẳng định.

FPT - doanh nghiệp gia công phần mềm lớn nhất Việt Nam hiện nay - đã chọn Nhật Bản là thị trường chiến lược. Trong nhiều năm liền, Nhật Bản luôn là thị trường lớn nhất, chiếm trên 50% doanh thu của toàn FPT Software.

“Nhật Bản là quốc gia quan trọng nhất trong chiến lược toàn cầu hóa của FPT. FPT được ưu tiên hàng đầu về tất cả mọi mặt, khối lượng công việc, số lượng nhân viên và độ ưu tiên của lãnh đạo… Hy vọng quan hệ Việt - Nhật sẽ trở thành quan hệ sống còn trong sự phát triển của Việt Nam”, anh Bình nhận định.

GĐ bộ phận Hệ thống thông tin công cộng Hitachi, Nobuyuki Toda ký hợp đồng hợp tác chiến lược với Tổng GĐ FPT Software Nguyễn Thành Lâm. Ảnh: C.T.

GĐ bộ phận Hệ thống thông tin công cộng Hitachi, Nobuyuki Toda, ký hợp đồng hợp tác chiến lược với TGĐ FPT Software Nguyễn Thành Lâm. Ảnh: C.T.

Trong năm 2012, bất chấp bối cảnh bất lợi về tỷ giá đồng Yen/USD, thị trường Nhật Bản vẫn tăng trưởng tốt, đạt 44%. Sự tăng trưởng ổn định này cùng với các thị trường khác đã giúp FPT Software quay lại đà tăng trưởng hơn 30% mỗi năm.

Để có được kết quả này, theo Chủ tịch FPT Software, trong hai năm 2011-2012, công ty đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ và nhân lực. FPT Software không chỉ tập trung vào dịch vụ gia công phần mềm mà đã có những khách hàng nâng tầm quan hệ và trở thành đối tác của công ty để mở rộng sang các mảng hợp tác khác.

Việc đầu tư vào các khách hàng lớn như Hitachi, Panasonic, DB đang mang lại những tín hiệu khả quan với tăng trưởng tốt về doanh thu và mở rộng phạm vi công việc. Tháng 4/2012, FPT Software và Tập đoàn Hitachi đã ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược triển khai phần mềm quản lý đại học tại Việt Nam, dựa trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây.

Hai tháng sau, FPT Software đã giành được hợp đồng đầu tiên về xây dựng giải pháp và phát triển ứng dụng trên nền tảng điện toán đám mây của Amazon (Amazon Web Services - AWS) với một công ty điện tử hàng đầu Nhật Bản. Đây là bước tiến quan trọng trong việc xây dựng và cung cấp giải pháp, dịch vụ trên điện toán đám mây.

Năm 2012 được coi là bước đệm quan trọng để FPT Software hướng tới mục tiêu là công ty phần mềm Việt Nam đầu tiên đạt doanh số trên 100 triệu USD với 5.000 lập trình viên vào năm 2013. Với thị trường Nhật Bản, đơn vị sẽ tiếp tục đẩy mạnh đà tăng trưởng, tích cực các hoạt động phát triển trong bối cảnh Nhật Bản chuyển hướng sang Đông Nam Á.

Giai đoạn này không chỉ mở ra cơ hội phát triển cho FPT Software mà còn cả ngành phần mềm Việt Nam. Anh Bình cho biết, các doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng quan tâm nhiều hơn tới sự phát triển phần mềm của Việt Nam.

“Nhật Bản là quốc gia quan trọng nhất trong chiến lược toàn cầu hóa của FPT. FPT được ưu tiên hàng đầu về tất cả mọi mặt, khối lượng công việc, số lượng nhân viên và độ ưu tiên của lãnh đạo… Hy vọng quan hệ Việt - Nhật sẽ trở thành quan hệ sống còn trong sự phát triển của Việt Nam”, anh Bình nhận định.

“Nhật Bản là quốc gia quan trọng nhất trong chiến lược toàn cầu hóa của FPT. FPT được ưu tiên hàng đầu về tất cả mọi mặt, khối lượng công việc, số lượng nhân viên và độ ưu tiên của lãnh đạo… Hy vọng quan hệ Việt - Nhật sẽ trở thành quan hệ sống còn trong sự phát triển của Việt Nam”, anh Bình nhận định.

Vấn đề Trung Quốc + 1 hiện là thách thức vô cùng lớn đối với ngành CNTT Nhật Bản do Trung Quốc là thị trường tiêu thụ và đầu tư lớn nhất của Nhật. Lời giải chia sẻ các rủi ro này là quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Nhật Bản. Điều đó mở ra cơ hội lớn cho các nước, đặc biệt là Việt Nam. Hiện, Việt Nam từ vị trí số 3 đã vượt lên Ấn Độ, lên đứng thứ hai sau Trung Quốc về gia công phần mềm tại Nhật Bản.

Việt Nam đang là điểm đến được mong đợi nhất của Nhật Bản, bởi thị trường này không chỉ giải quyết các rủi ro từ vấn đề Trung Quốc +1 mà còn tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp Nhật, bởi chi phí nhân lực của Việt Nam được đánh giá là thấp. Hãng tư vấn Mỹ NeoIT cho biết, chi phí nhân lực trong ngành CNTT ở Việt Nam thấp hơn 40% so với Trung Quốc và Ấn Độ.

Với những điều kiện về nhân công và trình độ đang dần hoàn thiện, hãng tư vấn AT Kearney dự báo Việt Nam sẽ trở thành trung tâm gia công (outsourcing) tiếp theo của ngành công nghiệp lập trình.

Tuy nhiên, anh Bình lo ngại: “Khi gặp đàn cá lớn như vậy, nếu không có sự chuẩn bị tốt thì doanh nghiệp phần mềm Việt Nam có nguy cơ 'thủng lưới'. Mà nếu 'thủng lưới' với Nhật Bản thì 'cá' sẽ đi hết luôn vì các đối tác Nhật luôn đòi hỏi rất cao về chất lượng”.

Nỗi lo lắng lớn nhất của các đối tác Nhật khi làm việc với doanh nghiệp phần mềm Việt Nam là sự thiếu hụt nhân sự biết nói tiếng Nhật. Để đón sóng, các doanh nghiệp Việt, trong đó có FPT, phải hoàn thiện phải tăng cường lực lượng bán hàng tại Nhật Bản, chất lượng và tác phong làm việc. Bước kế tiếp là chuẩn bị nguồn lực, sẵn sàng cho các dự án lớn.

FPT sẽ phải hoàn thiện giao tiếp với khách hàng, đồng thời hiểu văn hóa và cách thức suy nghĩ của người Nhật. Bên cạnh đó là thay đổi thái độ làm việc. Chuyển từ tự do, thoải mái của người nông dân sang tác phong làm chuyên nghiệp của nước công nghiệp phát triển…

Một yếu tố quan trọng khác là chất lượng cũng được FPT tập trung đẩy mạnh bằng việc xây dựng chương trình Takumi (Thợ lành nghề) tại FPT. Cái tập đoàn muốn hướng tới là Manuzukumi (Sản phẩm hoàn hảo) - niềm tự hào của người Nhật.

Trước cơ hội “ngàn năm có một” ở đất nước mặt trời mọc đối với ngành phần mềm Việt Nam, đại diện FPT cho biết, công ty sẽ chuyển giao những kiến thức, bí quyết làm ăn của mình cho các doanh nghiệp trong nước.

Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) cũng đề xuất mô hình Haken mà nhiều công ty Nhật Bản làm với FPT vào trong hiệp hội này. Theo đó, doanh nghiệp phần mềm Việt sẽ cử một số kỹ sư onsite ở FPT, để tạo ra sự hợp tác nội ngành.

Trong thời gian tới, VINASA sẽ tăng cường xúc tiến thương mại với Nhật Bản, ví dụ như Vietnam IT Day in Japan, CLB Việt - Nhật trong VINASA và tổ chức đào tạo… nhằm củng cố hơn nữa sự hợp tác giữa hai bên.

Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin về Việt Nam của các doanh nghiệp Nhật, Tạp chí Nikkei (Nhật Bản) vừa tổ chức riêng một hội thảo có tên “Vietnam ICT Day in Japan” ngay ở xứ sở hoa anh đào vào tháng 3. Thông tin tại hội thảo cho thấy, Việt Nam là nước duy nhất có thị phần gia công phần mềm cho Nhật tăng trưởng suốt 5 năm qua.

Một khảo sát do Hiệp hội Tin học Nhật Bản (Information Technology Promotion Agency Japan) vừa thực hiện đối với hơn 1.100 doanh nghiệp CNTT Nhật Bản về hoạt động thuê ngoài (offshore) chỉ ra, có khoảng 31,5% công ty CNTT Nhật Bản lựa chọn Việt Nam, cao hơn nhiều so với các quốc gia khác như Ấn Độ (20,6%), Trung Quốc (16,7%), Thái Lan (9,7%), Phillipines (7,4%)...

Triệu Mẫn

Ý kiến

()