Chúng ta

Xu hướng BYOD ngày càng gia tăng ở châu Á

Thứ sáu, 1/3/2013 | 09:22 GMT+7

Bring Your Own Device (BYOD - Mang thiết bị cá nhân đi làm) đang trở thành xu hướng phổ biến tại châu Á - Thái Bình Dương nhưng vẫn còn nhiều thách thức ở phía trước.
> 5 cách sạc điện thoại cả khi điện bị cúp

Tính phổ biến của BYOD thể hiện ở việc nhiều công ty đã cho phép nhân viên của mình sử dụng các thiết bị cá nhân tại nơi làm việc. Tuy nhiên, vấn đề bảo mật và chi phí vẫn là trở ngại chính để các công ty thực hiện chính sách BYOD.

Theo một nghiên cứu gần đây của IDC, 72% các công ty trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương có phần lớn nhân viên sử dụng các thiết bị máy tính cá nhân tại nơi làm việc, cao hơn mức trung bình 61% trên toàn cầu.

d

Tính phổ biến của BYOD thể hiện ở việc nhiều công ty đã cho phép nhân viên của mình sử dụng các thiết bị cá nhân tại nơi làm việc. Ảnh: Internet.

Tại Singapore và Malaysia, 72% các tổ chức, công ty cho phép nhân viên của mình sử dụng thiết bị cá nhân trong công việc, trong khi tại Australia, con số này là 61%.

Ng Tock Hiong, quản lý kỹ thuật hệ thống tại Cisco Singapore, cho biết, BYOD đã được ứng dụng rất tốt tại châu Á. Hơn 70% tập đoàn đa quốc gia tại châu Á -Thái Bình Dương đang thực hiện chính sách khuyến khích nhân viên mang theo thiết bị cá nhân đi làm.

Người tiêu dùng châu Á đã quen với việc sử dụng các thiết bị phức tạp trong cuộc sống hằng ngày. Kết quả khảo sát từ Cisco cho thấy, 89% người dùng châu Á sử dụng thiết bị cá nhân để giải quyết từ một đến 3 công việc. Phổ biến nhất là e-mail, gửi tin nhắn, lướt web, cập nhật thông tin trên các trang mạng xã hội.

Cũng theo nghiên cứu trên, 71% doanh nghiệp, công ty đã phải thay đổi ít nhất một quy trình kinh doanh để thích ứng với BYOD. Những quy trình thường được thay đổi bao gồm: quy trình quản lý, bán hàng và tiếp thị, nguồn nhân lực và dịch vụ khách hàng.

Đa phần các công ty được khảo sát đều cho thấy tác động tích cực của BYOD lên doanh số bán hàng cũng như lợi nhuận của công ty. Các nhân viên trở nên nhanh nhẹn hơn, và mức độ hài lòng của nhân viên cũng được cải thiện đáng kể.

Với Jonathan Tan, một người làm việc trong ngành công nghiệp CNTT, cho biết công ty của ông đã chuyển e-mail và các dịch vụ khác có liên quan đến công nghệ điện toán đám mây lên Google Apps. Hệ thống BYOD đã đem lại rất nhiều lợi ích cho cả ông và công ty khi chỉ cần một chiếc điện thoại là có thể truy cập vào những ứng dụng dành cho cả cá nhân lẫn công ty.

Ông cũng tiết lộ thêm, với khoản tiền trợ cấp cho điện thoại di động, công ty có thể tiết kiệm chi phí cho các thiết bị phần cứng, và những người lao động như ông có thể giải quyết các công việc liên quan một cách nhanh chóng hơn do chỉ phải quản lý duy nhất một thiết bị.

d

Vấn đề bảo mật vẫn là một thách thức lớn đối với BYOD. Ảnh: Internet.

Trong khi phần lớn các công ty tại châu Á đã thực hiện BYOD, vẫn còn nhiều công ty tỏ ra do dự với xu hướng này. Chi phí, bảo mật, sự thay đổi chính sách là những rào cản lớn để tiến đến BYOD.

Vẫn còn rất nhiều tổ chức, công ty tỏ ra lo ngại về vấn đề bảo mật dữ liệu và sự đồng thuận. Sự gia tăng về chi phí khi phải quản lý nhiều nền tảng thiết bị hơn chính là thách thức đối với họ.

Vấn đề bảo mật vẫn là một thách thức lớn đối với BYOD, tuy nhiên, rào cản này có sự khác nhau đáng kể giữa các công ty. Ví dụ, một số công ty không có thời gian để đào tạo nhân viên về các rủi ro an ninh liên quan đến BYOD, trong khi số khác lại cảm thấy khó khăn để thực hiện chính sách quản lý các thiết bị thuộc sở hữu của cá nhân.

Ngay cả với chính sách BYOD tại chỗ, các công ty cần phải có những công cụ thích hợp cùng với các ứng dụng có thể chạy trên nhiều thiết bị khác nhau để tối ưu hóa tiềm năng của BYOD.

Nguyên Văn (theo ZDnet)

Ý kiến

()