Bán kết Sáng kiến FPT 2020 sẽ diễn ra 14h chiều ngày 24/12, với cuộc tranh tài của 7 sản phẩm xuất sắc vượt qua vòng chung khảo. Trong đó, ‘Lò luyện Vàng’ FPT Telecom với 3 sản phẩm tham gia: Customer insight Platform; Hỗ trợ khách hàng bảo trì từ xa; TV Shopping. 2 đối thủ ‘nặng kí’ tới từ FPT Software: Hệ thống DTMS, akaAT Studio. Đặc biệt, 2 sản phẩm cuối lộ diện, sau khi FPT IS và FPT Retail cùng tung vào số Chung khảo số 4 lần lượt là: Sổ khám bệnh điện tử, Hệ thống MRP.
Tại vòng Bán kết, các tác giả có 10 phút để trình bày và 10 phút trả lời các câu hỏi của Hội đồng Thẩm định Sáng tạo FPT. Các giám khảo sẽ cho điểm đánh giá Sáng tạo dựa trên phần trình bày và hỏi - đáp (Q&A) của thí sinh. Tiêu chí đánh giá bao gồm: tính iKhiến - chứng minh được dấu ấn tác giả trong sáng tạo; Hiệu quả - mang lại kết quả, giá trị cho đơn vị, bộ phận có thể kiểm chứng được; Phạm vi ảnh hưởng/mở rộng/phát triển…
Năm 2019, Hi FPT là sáng kiến 'hot' nhất mạng xã hội người F. |
Phần bảo vệ của mỗi sản phẩm sẽ được livestream trên nhóm Chungta news ở Workplace. Ban tổ chức sẽ tính lượt tương tác bắt đầu từ 14h ngày 24/12- 14h ngày 25/12. Lượt tương tác bao gồm: view, reaction, comment, share. Kết thúc thời gian lan tỏa sáng kiến, sản phẩm nào có lượt tương tác cao nhất sẽ nhận được phần thưởng 5.000.000 đồng.
Trước đó, vòng Bán kết 2019, sản phẩm Hi FPT là sáng tạo được lan toả rộng nhất trên Workplace nhà F với hơn 6.000 lượt tương tác. Trong khi đó, mức độ tương tác các sáng tạo khác lần lượt là: Hệ thống Auto network operation - 5.271; Giải pháp số hoá hạ tầng DIP - 5.070; Codelearn - 3.911; akaDev - 3.614; FPT.Fortuna - 3.030; akaBot - 2.887; Máy POS (Hệ thống hóa đơn điện tử) - 2.632. Như vậy, ‘siêu’ ứng dụng nhà ‘Cáo’ nhận ngay giải thưởng “Sản phẩm hot nhất Workplace” với trị giá 5 triệu đồng. Tiền thưởng được trao tặng trong đêm Gala Chung kết iKhiến 2019, diễn ra ngày 8/1.
Năm 2019, Bán kết diễn ra với sự cạnh tranh ‘gay gắt’ của 9 sản phẩm: Nền tảng akaDev - FPT Software; Hệ thống CodeLearn - FPT Software; Giải pháp số hóa quản lý hạ tầng viễn thông (DIP) - FPT Telecom; Nền tảng akaBot - FPT Software; Hệ thống Auto Network Operation - FPT Telecom; Máy POS - Hóa đơn điện tử - FPT Telecom; Giải pháp ký hợp đồng điện tử xác thực bởi chữ ký số FPTe.SignCloud - FPT IS, HiFPT 5.0 - FPT Telecom và Nền tảng tích hợp và xử lý dữ liệu FPT.Fortuna - FPT IS. Với chiến thuật thông minh cùng cách thuyets trình rõ ràng, hiệu quả, nền tảng tích hợp và xử lý dữ liệu FPT.Fortuna - FPT IS và akaBot - FPT Software có cuộc cạnh tranh ‘khốc liệt’ tại Chung kết.
Sau 4 số Chung khảo, Sáng kiến FPT nhận được 615 hồ sơ. Trước đó, FPT đã ban hành Quy định Khuyến khích phát triển sáng kiến áp dụng cho các cá nhân, tập thể trực thuộc FPT và Công ty thành viên (CTTV) (trừ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý từ cấp 5 trở lên), nhằm phát triển các sáng kiến ở hai nội dung: Sáng kiến về sản phẩm, dịch vụ và Sáng kiến về công cụ/phương tiện làm việc.
Các giải pháp được công nhận là sáng kiến khi đã hoàn thiện dưới dạng một sản phẩm, phần mềm đóng gói hoặc công cụ làm việc áp dụng thành công trong thực tế, đáp ứng đủ tính hiệu quả (hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả hoạt động), tính mới và tính sáng tạo.
Các sáng kiến được đánh giá và xét thưởng bởi Hội đồng thẩm định tại CTTV gồm: Giám đốc Tài chính, Giám đốc Công nghệ và các vị trí phụ trách, chuyên gia các lĩnh vực liên quan.
Tác giả/nhóm tác giả sáng kiến xác định được hiệu quả kinh tế có cơ hội nhận được phần thưởng trị giá tối đa bằng 10% tổng giá trị hiệu quả kinh tế mang lại (với sáng kiến có hiệu quả kinh tế một lần) hoặc giá trị hiệu quả kinh tế mang lại trung bình trong 1 tháng của 6 tháng gần nhất (với sáng kiến có hiệu quả dài hạn). Trường hợp sáng kiến không xác định được hiệu quả kinh tế, trị giá phần thưởng tối đa là 20 triệu đồng/sáng kiến.
Ngoài phần thưởng bằng hiện kim, các tác giả/nhóm tác giả sẽ được tôn vinh khen thưởng cấp FPT theo chương trình iKhiến và xem xét đầu tư để thương mại hóa theo Quy định quản lý dự án đầu tư, nghiên cứu và Phát triển sản phẩm công nghệ.
Hà Trần
Ý kiến
()