Chúng ta

7 sản phẩm tranh tài Bán kết Sáng kiến FPT 2020

Thứ sáu, 18/12/2020 | 17:20 GMT+7

Bán kết Sáng kiến FPT mùa thứ tư sẽ là cuộc tranh tài của 7 sản phẩm xuất sắc vượt qua các vòng Chung khảo của 4 CTTV: FPT Telecom, FPT Software, FPT IS và FPT IS.

Sau 4 số Chung khảo, 7 sản phẩm giải Vàng sẽ chính thức tranh tài tại Bán kết Sáng kiến, diễn ra ngày 24/12. Trong đó, ‘Lò luyện Vàng’ gọi tên FPT Telecom với 3 sản phẩm tham gia Bán kết: Customer insight Platform; Hỗ trợ khách hàng bảo trì từ xa; TV Shopping.

Cụ thể, hệ thống phân tích đánh giá hành vi sử dụng của khách hàng Customer Insight Platform đưa ra gợi ý chăm sóc, bán hàng, vận hành phù hợp dựa trên hệ thống xử lý dữ liệu lớn & mô hình học dữ liệu. Sản phẩm tiết kiệm thời gian, nhân sự khoảng 10 - 20%; tăng sự hiểu khách hàng tốt hơn, gấp đôi hiệu quả tiếp xúc khách hàng; Phân tích, đánh giá hành vi sử dụng của khách hàng, đưa ra gợi ý chăm sóc, bán hàng, vận hành phù hợp, dựa trên hệ thống xử lý dữ liệu lớn và mô hình học dữ liệu. Đặc biệt, sản phẩm đảm bảo bảo mật các thông tin khách hàng, nhân viên chăm sóc và báo cáo số liệu hệ thống.

640-IMG-9771-5668-1608278746.png

FPT Telecom có 3 sản phẩm tranh tài tại Bán kết Sáng kiến FPT. 

Sản phẩm tiếp theo là giải pháp hỗ trợ Kỹ thuật viên TIN xử lý sự cố/bảo trì cho khách hàng từ xa, thông qua điện thoại và video call, có khả năng thay thế bảo trì truyền thống, tiết kiệm 8 tỷ đồng/năm. Hoàn thành gần 70,000 ca vụ cho khách hàng trong 3 tháng 6,7,8. Bắt đầu từ tháng 8, mỗi tháng xử lý thành công 30.000 khách hàng (chiếm 25% tỷ lệ khách hàng cần bảo trì mỗi tháng).

Sản phẩm mang tính chiến lược của FPT Telecom là TV Shopping. Sáng tạo nâng cao trải nghiệm sử dụng Smart TV để mua sắm. Việc shopping hoàn thành chỉ cần thông qua giọng nói. Đã có 11 ngành hàng, 5.000 sản phẩm đã niêm yết.

Trong cuộc chiến Bán kết, 2 đối thủ nặng ký gọi tên sản phẩm FPT Software. Hệ thống DTMS của nhóm tác giả Đỗ Xuân Tiến. Sáng kiến tạo ra một hệ thống quản lý bức tranh tổng thể về sức khỏe của dự án, không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, công sức mà còn tích hợp các tool sản xuất thành một ecosystem… giúp việc quản lý điều hành được thông suốt hơn. Áp dụng từ tháng 3/2020 cho toàn khối BPO của DPS, DTMS đã dùng cho gần 70 lượt dự án lớn nhỏ khác nhau, trong đó 20 dự án go-live thành công. 6 tháng đầu năm 2020, công cụ tiết kiệm chi phí quản lý lên tới 200 Budgeted Man Month (1BMM = chi phí 1 người/tháng).

Sản phẩm nhận được nhiều đánh giá cao, đầu tư của Ban giám khảo Sáng kiến FPT là akaAT Studio. Sáng kiến đã đươc đóng gói hỗ trợ các đội dự án chạy tự động các kịch bản kiểm thử trên nhiều nền tảng mà không cần code, giúp tăng năng suất và đảm bảo chất lượng công việc. Hiện tại, sản phẩm đang được áp dụng tại FPT IS, FPT Software, FPT Retail, FPT Online.

2 sản phẩm còn lại là Hệ thống MRP - FPT Retail và Sổ khám bệnh điện tử - FPT IS. Trong đó, hệ thống MRP giúp tối ưu đặt hàng chia hàng để giảm giá trị tồn kho mà vẫn đảm bảo vòng quay bán hàng, tối ưu chi phí luân chuyển nội bộ. FPT Retail đã tiết kiệm 4,84 tỷ đồng chi phí tồn kho, 4,25 tỷ đồng từ chi phí lãi vay, 589 triệu đồng từ chi phí vận chuyển hàng thừa và giảm 32% số lệnh lưu chuyển nội bộ so với cùng kỳ năm 2019. Số ngày tồn kho giảm 10 ngày và giá trị tồn kho giảm 627 tỷ đồng so với cùng kỳ. Năm 2020, FPT Retail ước tính tối ưu 20 tỷ đồng chi phí từ hệ thống này.

Sáng kiến nhà Hệ thống là ứng dụng trên nền tảng smartphone được kết nối với hệ thống quản lý của các bệnh viện. Toàn bộ kết quả khám bệnh được trả về và lưu trữ tại tài khoản người bệnh. Ứng dụng còn nhắc nhở người dùng lịch uống thuốc theo giờ, ngày đến tái khám và kết nối các tài khoản của người thân trong gia đình, cũng như có thể liên kết nhiều bệnh viện. Áp dụng từ tháng 6 tại Bệnh viện Nhi Trung ương và gần 200 cơ sở y tế ở tỉnh Đồng Tháp, ứng dụng đã có hơn 10.000 lượt tải về, tiết kiệm 50% thời gian thăm khám trung bình của bệnh nhân. Sản phẩm ký được các hợp đồng trị giá khoảng 20 tỷ đồng.

Theo đó, các tác giả sẽ có 5 phút để trình bày và 10 phút trả lời các câu hỏi của Hội đồng Thẩm định Sáng tạo FPT về Sáng tạo tham dự. Hội đồng thẩm định sẽ cho điểm đánh giá Sáng tạo dựa trên phần trình bày và Q&A của thí sinh. Tiêu chí đánh giá bao gồm: tính iKhiến - chứng minh được dấu ấn tác giả trong sáng tạo; Hiệu quả - mang lại kết quả, giá trị cho đơn vị, bộ phận có thể kiểm chứng được; Phạm vi ảnh hưởng/mở rộng/phát triển…

Sau 4 số Chung khảo, Sáng kiến FPT nhận được 615 hồ sơ. Trước đó, FPT đã ban hành Quy định Khuyến khích phát triển sáng kiến áp dụng cho các cá nhân, tập thể trực thuộc FPT và Công ty thành viên (CTTV) (trừ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý từ cấp 5 trở lên), nhằm phát triển các sáng kiến ở hai nội dung: Sáng kiến về sản phẩm, dịch vụ và Sáng kiến về công cụ/phương tiện làm việc.

Các giải pháp được công nhận là sáng kiến khi đã hoàn thiện dưới dạng một sản phẩm, phần mềm đóng gói hoặc công cụ làm việc áp dụng thành công trong thực tế, đáp ứng đủ tính hiệu quả (hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả hoạt động), tính mới và tính sáng tạo.

Các sáng kiến được đánh giá và xét thưởng bởi Hội đồng thẩm định tại CTTV gồm: Giám đốc Tài chính, Giám đốc Công nghệ và các vị trí phụ trách, chuyên gia các lĩnh vực liên quan.

Tác giả/nhóm tác giả sáng kiến xác định được hiệu quả kinh tế có cơ hội nhận được phần thưởng trị giá tối đa bằng 10% tổng giá trị hiệu quả kinh tế mang lại (với sáng kiến có hiệu quả kinh tế một lần) hoặc giá trị hiệu quả kinh tế mang lại trung bình trong 1 tháng của 6 tháng gần nhất (với sáng kiến có hiệu quả dài hạn). Trường hợp sáng kiến không xác định được hiệu quả kinh tế, trị giá phần thưởng tối đa là 20 triệu đồng/sáng kiến.

Ngoài phần thưởng bằng hiện kim, các tác giả/nhóm tác giả sẽ được tôn vinh khen thưởng cấp FPT theo chương trình iKhiến và xem xét đầu tư để thương mại hóa theo Quy định quản lý dự án đầu tư, nghiên cứu và Phát triển sản phẩm công nghệ.

Hà Trần

Ý kiến

()