Chúng ta

Kỹ sư FPT sáng tạo ứng dụng thông tin virus Corona trong hai ngày

Thứ hai, 24/2/2020 | 08:27 GMT+7

Ứng dụng cung cấp thông tin về virus Corona, câu hỏi thường gặp và số liệu các ca lây nhiễm, ca tử vong và hồi phục từ nguồn dữ liệu uy tín toàn cầu.

Coronavirus Report được anh Trần Hữu Lập, kiến trúc sư giải pháp thuộc FSG.VN, FPT Software phát triển trong hai ngày hiện đã được xuất bản trên CH Play, kho ứng dụng của Google. Ứng dụng cung cấp thông tin hữu ích về dịch Viêm phổi cấp gây nên bởi virus Corona khiến hơn 2.000 người chết toàn cầu, cách phòng tránh và câu hỏi thường gặp về căn bệnh nguy hiểm. Cạnh đó, Coronavirus Report cung cấp số ca lây nhiễm, số người chết, số ca được chữa khỏi trên toàn cầu. Tất cả được cập nhật theo thời gian thực, từ nguồn thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới WHO.

Anh Lập cho hay do diễn biến tình hình dịch bệnh biến biến phức tạp, cùng với đó trên mạng xuất hiện nhiều thông tin không có đối chứng, do vậy anh quyết định làm ứng dụng để nâng cao ý thức cộng động và đưa nguồn thông tin chính thống đến tay người dùng. Hiện ứng dụng Coronavirus Report sử dụng nguồn thông tin từ WHO, Bộ Y tế và corona.kompa.ai. Để thông tin luôn được cập nhập mà không cần sự can thiệp của con người, anh Lập sử dụng server chạy liên tục để quét từ nguồn tin, chuyển qua định dạng app và gửi đến người dùng.

Screenshot-2020-02-22-14-46-51-9056-1453

Giao diện của ứng dụng.

Với Coronavirus Report, anh Lập sử dụng nền tảng NodeJS (hệ thống phần mềm được thiết kế để viết các ứng dụng internet có khả năng mở rộng), do đó người dùng có thể tương tác với ứng dụng. Toàn bộ thời gian làm ứng dụng gói gọn trong hai ngày cuối tuần, do đó giao diện app chưa hoàn thiện, đồng thời chưa có phiên bản tiếng Việt. Anh lập chia sẻ, điều này có thể được khắc phục khi dành thời gian nghiêm túc để hoàn thiện và dịch thuật. “Hiện ứng dụng có phiên bản tiếng Anh. Do tài liệu tiếng Anh y tế, nên cần con người can thiệp để có độ chính xác cao nhất”.

Để hoàn thiện ứng dụng, anh Lập trải qua 6 bước gồm xác định yêu cầu của ứng dụng, tìm nguồn dữ liệu, xây dựng kiến trúc ứng dụng, xác định công nghệ, thiết kế giao diện và code. Trong đó bước đầu tiên về xác định yêu cầu tốn nhiều thời gian, công sức nhất. “Đi tìm nguồn dữ liệu, mình phải biết dữ liệu ở đâu là chính xác và đáng tin nhất để đưa vào app của mình. Thường quá trình này diễn ra từ trước khi có ý tưởng phát triển”.

Sau khi được phát hành, ứng dụng nhận nhiều ý kiến về phần giao diện chưa hoàn thiện. Anh Lập thừa nhận đó là điểm yếu cần được khắc phục. “Thời gian có hạn nên tôi chưa thể hoàn thiện tốt, tuy nhiên được làm điều gì đó với cộng đồng cũng thấy vui”.

Tác giả ứng dụng cho hay, công việc hiện tại của anh không liên quan đến lập trình app, tuy nhiên anh vẫn thường nghiên cứu để thỏa mãn sở thích cá nhân. Ngoài ứng dụng thông tin về virus Codona mới ra mắt, anh Lập đã xuất bản một phần mềm, nhận hàng trăm lượt tải và đánh giá của người dùng. 

Vũ Hán là nơi khởi phát dịch viêm phổi cấp do chủng virus mới họ Corona (nCoV) gây ra và đến nay khiến 2.360 người thiệt mạng cùng hơn 77.672 trường hợp nhiễm bệnh. Giới chức y tế Trung Quốc cho hay khả năng nCoV sẽ lây lan ngày càng mạnh hơn và virus có thể lây cả trong thời gian ủ bệnh.

Các chuyên gia cho rằng, chủng virus corona nCoV ảnh hưởng nhiều nhất đến người cao tuổi và có tiền sử bệnh tật. Gần một nửa số bệnh nhân viêm phổi tử vong tại Vũ Hán có độ tuổi từ 80 trở lên, hầu hết có vấn đề sức khỏe từ trước.

Tính đến ngày 22/2, tại Việt Nam có 17 trường hợp (2 người Trung Quốc, 15 người Việt Nam) nhiễm virus Corona.

Các nước Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Pháp, Nepal, Canada và các vùng lãnh thổ thuộc Trung Quốc gồm Đài Loan, Macau, Hong Kong đã phát hiện các trường hợp nhiễm nCoV và áp dụng các biện pháp sàng lọc hành khách nhập cảnh tại sân bay lớn.

Bộ Y tế Việt Nam đã công bố hai số điện thoại "nóng" thông tin bệnh viêm phổi cấp do virus nCoV là 0989671115, 0963851919. Bộ khuyến cáo người dân liên hệ đến Cục Y tế dự phòng hoặc cơ quan y tế gần nhất, nếu nghi ngờ viêm phổi hoặc bị viêm phổi.

>> '36 kế' dạy học online mùa dịch của giảng viên FPT Edu

Huyền Trang

Ý kiến

()