Trước dự báo cơ bão số 2 (tên quốc tế là Mun) có sức gió mạnh nhất 75 km/giờ, đạt cấp 8 gây ảnh hưởng đến khu vực từ Quảng Ninh - Ninh Bình sáng mai (ngày 4/7), các chi nhánh đã lên nhiều kịch bản để chuẩn bị ứng phó bão. Mọi hoạt động nhằm đảm bảo liên lạc không bị gián đoạn nếu bão lớn đổ bộ.
Từ chiều ngày 2/7, "Cáo" Hải Phòng thành lập tổ tuần tra, rà soát các thiết bị khi bão ập đến. Theo đó, huy động ắc quy để thay thế cho các trạm quan trọng, trạm có ắc quy bị yếu. "Điều này sẽ đảm bảo tính an toàn của trạm phát khi mưa bão. Ắc-quy mới sẽ có tính ổn định tốt hơn và sức duy trì cao hơn trong trường hợp nhân sự chưa kịp xử lý sự cố", anh Nguyễn Đắc Khánh - thành viên đội ứng phó bão của chi nhánh cho hay.
Song song đó, có 13 máy phát để sử dụng trong trường hợp mất điện. Máy phát điện được ưu tiên đặt tại các vị trí xung yếu. Nếu phạm vi ảnh hưởng của bão lan rộng, đơn vị cũng chuẩn bị phương án thuê thêm từ các đối tác đã liên hệ trước.
Cáo Hải Phòng lên nhiều phương án chống bão. Ảnh: Nguyễn Thắng. |
Chuẩn bị cho mùa bão lũ, chi nhánh Hải Phòng cũng đã thành lập tổ phòng chống lụt bão với anh Kiều Văn Khánh, Giám đốc đơn vị, dẫn đầu cùng 10 thành viên. Trong khi đó đội hạ tầng INF sẽ chịu trách nhiệm xử lý nhanh sự cố ngoài hiện trường. Hiện bộ phần hành chính chi nhánh Hải Phòng đã chuẩn bị thức ăn, nước uống, dụng cụ sơ cứu để phòng những trường hợp không may.
Hàng năm, Hải Phòng là một trong những tỉnh thường hứng chịu nhiều đợt bão lớn. Vì thế tỉnh có nhiều kinh nghiệm trong phòng chống bão lũ và hạn chế những thiện hại do thiên tai. Mun là cơn bão thứ hai ở biển Đông trong năm nay. Cơn bão thứ nhất xuất hiện ngày 1/1. So với quy luật, năm nay bão đến muộn hơn khoảng một tháng.
Các tỉnh khác chịu ảnh hưởng của bão Mun gồm Quảng Ninh, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định cũng đã lên phương án chuẩn bị kỹ để hạn chế thiệt hại về người và của. Khoảng một tuần trước, đại diện các tỉnh đã tập trung ở Nghệ An để diễn tập phòng chống bão lũ. Theo đó nhiều tình huống bất ngờ trong bão đã được lường trước và lên phương án chuẩn bị.
Ngay khi nhận thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, các tỉnh được dự báo nằm trong tầm ảnh hưởng của Bão đã thành lập các tổ phản ứng nhanh. Các thiết bị viễn thông nằm trên cột cao được gia cố, kịch bản trong những tình huống mất điện, sập trạm đã được lên. Một số tỉnh chuẩn bị áo phao, phòng ngừa lũ về bất ngờ. Đội hạ tầng INF các tỉnh chịu ảnh hưởng hiện dâng cao tinh thần ứng phó bão. Các phương án phòng ngừa thiệt hại thiên tai đặt ưu tiên an toàn của con người lên hàng đầu. Cập nhập đến 16h chiều ngày 3/7, các tỉnh ven biển đã xuất hiện gió giật.
Tối 2/7, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông đã mạnh lên thành bão. Đến 19h, tâm bão cách đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 500 km về phía nam đông nam, sức gió mạnh nhất 75 km/giờ (cấp 8).
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và tiếp tục mạnh thêm. Đến 7h ngày 4/7, tâm bão ở trên vùng ven biển các tỉnh Quảng Ninh - Ninh Bình, sức gió mạnh nhất 75 km/giờ, cấp 8.
Từ chiều 3/7, vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải) có gió mạnh dần lên cấp 6, từ đêm tăng dần lên cấp 7-8, giật cấp 11. Biển động rất mạnh.
Trên đất liền các tỉnh từ Quảng Ninh đến Ninh Bình từ đêm 3/7 có gió mạnh cấp 5-6, gần sáng và ngày 4/7 có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 7-8, giật cấp 11.
Tiếp tục cập nhật
>> Tập huấn chống bão: 'Thực tế sẽ khốc liệt hơn rất nhiều'
Huyền Trang
Ý kiến
()