Theo anh Nguyễn Văn Khoa, trong hành trình 34 năm phát triển, FPT đã có xấp xỉ ngần ấy thời gian triển khai ERP (hệ thống quản trị doanh nghiệp). Dù FPT đã có “tên tuổi” trong ngành, nhưng CEO nhà F vẫn muốn chia sẻ tới các học viên với tinh thần khởi nghiệp của những ngày đầu đi lên từ con số 0.
Suốt hơn 3 thập kỷ qua, FPT đã có kinh nghiệm triển khai SAP ERP (phần mềm hoạch định doanh nghiệp) cho hơn 2.000 khách hàng, thuộc các nhóm ngành: Bất động sản, hàng tiêu dùng nhanh, nông nghiệp/thủy hải sản, dầu khí, ngân hàng/bảo hiểm, thép/vật liệu xây dựng… Trong đó, ưu điểm của FPT là năng lực phân tích thiết kế mạnh, làm việc chuyên nghiệp, đội ngũ kỹ thuật đông và sở hữu các công cụ quản trị lẫn chuyển đổi số hỗ trợ ERP hiệu quả.
Lễ khai giảng khóa đào tạo SAP S/4Hana đầu tiên trong năm 2022 diễn ra vào sáng 4/4, tại Nhật Bản. Ảnh: ĐVCC. |
Tuy nhiên, sau những trận đánh lớn, người điều hành Tập đoàn cũng chỉ ra những điểm yếu mà đội ngũ SAP cần khắc phục, như: cần đẩy mạnh việc bán hàng top level; thêm kinh nghiệm, năng lực tư vấn phân tích thiết kế theo domain và tối ưu hóa chuỗi giá trị. Để triển khai SAP, đội ngũ FPT cần chạm vào hệ thống core của khách hàng, đối mặt với khách hàng nhiều hơn và quan trọng là phải xây dựng được phương pháp luận/hướng dẫn triển khai, phương pháp quản trị dự án, tiến tới có được bộ giải pháp và sản phẩm chuyên ngành.
Hiện trong chiến lược phát triển, FPT kỳ vọng sẽ trở thành công ty tư vấn, triển khai ERP đẳng cấp thế giới. Tập đoàn đặt mục tiêu lọt vào danh sách Top 50 công ty ERP toàn cầu và có 5.000 - 7.000 nhân sự trong lĩnh vực này vào năm 2035. “Trước đây, chúng ta chinh phục thế giới bằng trí tuệ, bàn tay, khối óc thì nay, chúng ta làm điều đó bằng sự cộng hưởng theo tinh thần One team. FPT sẽ hợp lực tất cả các đơn vị trong tập đoàn để đẩy mạnh hoạt động tư vấn, triển khai ERP”, CEO nhà F khẳng định.
Khép lại những chia sẻ này, anh Khoa kỳ vọng, các học viên sẽ có dấu ấn của riêng mình trong chiến lược lớn của FPT. Từ việc đưa ra định hướng cá nhân, các học viên sẽ hướng tới mục tiêu chung là chinh phục những bài toán lớn, siêu lớn tầm cỡ quốc gia, thế giới. “Tôi mong muốn tinh thần khởi nghiệp trong các bạn. Tinh thần này cộng với cách làm việc samurai của Nhật Bản chắc chắn các bạn sẽ đi rất nhanh. Các bạn sẽ là những chiến binh giúp FPT thực hiện chiến lược này”, CEO FPT chia sẻ.
Trong chiến lược phát triển năm 2022, FPT Sotfware sẽ tập trung vào 4 domain chính là Healthcare, Finance, Manufactoring, Renewable (Oil @Gas). Ảnh: ĐVCC. |
Bên cạnh đó, anh cũng nhắn nhủ, để làm SAP cần đoàn kết theo tinh thần “one team”. Tập đoàn cam kết sẽ tăng cường nguồn lực, tài chính cho FPT Japan đầu tư nhân lực và nghiệp vụ. Đồng thời, CEO FPT cũng bày tỏ sự tin tưởng và phấn khích khi FPT Japan sẽ tiếp tục tiên phong triển khai chiến lược lớn lần này của tập đoàn. Vào tháng 2 vừa qua, FPT và SAP Japan đã có buổi họp cấp cao để bàn về hợp tác trong mảng bất động sản và xây dựng tại Nhật Bản. Bằng việc khẳng định sẵn sàng hợp tác trong mảng việc khó khăn này, FPT muốn chứng minh năng lực kỹ thuật cũng như khẳng định cam kết và vị thế của mình trong sân chơi SAP.
Tuy nhiên, Chủ tịch FPT Sotfware Chu Thanh Hà nhận định, dù đã có nhiều khách hàng lớn nhưng kết quả hiện vẫn còn khiêm tốn với tiềm năng của ngành. FPT tại Nhật Bản đã có 17 năm phát triển, đạt được nhiều thành tựu lớn. Toàn công ty hiện có hơn 10.000 kỹ sư dự án, lập trình viên đang làm cho khách hàng Nhật. Nhưng trước nhu cầu chuyển đổi S/4Hana hiện nay, nhiều khách hàng kỳ vọng, nhà Phần mềm có thể tăng cường lực lượng SAP cho Nhật Bản nhiều hơn nữa.
Trong chiến lược phát triển năm 2022, FPT Sotfware sẽ tập trung vào 4 domain chính là Healthcare, Finance, Manufactoring, Renewable (Oil @Gas). Trong đó, S/4Haha được xem là key progam để FPT Sotfware tiến sâu vào tất cả các ngành. Mảng việc này có sự tham gia của hai đơn vị nhà Phần mềm là EBS và FCJ. Thông qua việc chia sẻ định hướng của công ty, chị Chu Thanh Hà cũng nhắn nhủ, các học viên sẽ nuôi dưỡng tinh thần ham học hỏi, làm việc team work, kiên trì, không bỏ cuộc để đi tới thành công.
Chuỗi S/4Hana training do EBS kết hợp với FCJ triển khai từ năm 2021 nhằm xây dựng nguồn lực chất lượng cao cho ngành. Ảnh: ĐVCC. |
Trước đó, Giám đốc EBS Ngô Minh Trí đã nói về tiềm năng của SAP với những cơ hội phát triển vượt trội trong tương lai. SAP hiện là phần mềm quản trị doanh nghiệp đẳng cấp thế giới, có đến 400 công ty top đầu Fortune 500 sử dụng ít nhất 1 ứng dụng SAP. Từ năm 2019, với sự bùng nổ của S/4Hana, SAP càng trở nên “hot” và được các doanh nghiệp toàn cầu quan tâm. Với sự ủng hộ của công ty, S/4Hana đã trở thành một trong các chương trình chiến lược nhà Phần mềm từ năm 2021. “Chọn SAP là các bạn đã sẵn sàng cùng FPT Software cung cấp giải pháp dịch vụ hàng đầu thế giới. Hành trình trở thành 1 chuyên gia cần hiểu biết nhiều, mong các bạn nắm vững và tự hoạch định cá nhân tiến về đích sớm, tham gia trận đánh lớn", anh Trí chia sẻ.
Trước khi khép lại chương trình, CEO FPT Japan Đỗ Văn Khắc nhận định các học viên đơn vị sẽ là tương lai của FPT trong chiến lược ERP. “Mỗi học viên sẽ đóng góp vào sự phát triển của công ty, nhất là khi FJP đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ End-to-End (quy trình đầu cuối) từ tư vấn đến phát triển, vận hành”, anh Khắc tin tưởng.
Chuỗi S/4Hana training do EBS kết hợp với FCJ triển khai từ năm 2021 nhằm xây dựng nguồn lực chất lượng cao cho ngành. Năm 2021, chương trình đã có 35 chuyên gia hoàn thành đào tạo. Năm nay, con số này được kỳ vọng nâng lên 100 người. Lễ khai giảng khóa đào tạo SAP S/4Hana đầu tiên trong năm 2022 diễn ra vào sáng 4/4, tại Nhật Bản, với sự tham gia của CEO FPT Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch FPT Software Chu Thị Thanh Hà cùng Ban lãnh đạo FPT Japan, Ban lãnh đạo EBS và 35 học viên. Đây là khóa đào tạo SAP thứ 4 tại Nhật Bản, nằm trong chiến lược phát triển S/4Hana của nhà Phần mềm. |
>> FPT Japan hỗ trợ CBNV và người thân ổn định cuộc sống tại Nhật
Sơn Thạnh
Ý kiến
()