Chúng ta

Trải nghiệm Bangladesh

Thứ ba, 21/8/2018 | 09:02 GMT+7

Ngày rời Hà Nội, bắt đầu chuyến hành trình Bangladesh là một ngày giữa tháng ba.

Khi ấy thời tiết còn se se lạnh của mùa xuân, trên người mặc một chiếc áo khoác gió mỏng, mang theo tất cả nào là nhiệt huyết, là hào hứng, là tò mò và cả lo lắng, thế rồi trải qua một mùa hè, một mùa thu và giờ Hà Nội đã chớm đông. Nhưng khác biệt của lúc đến và đi, đó là bỏ lại hết những cảm giác bồi hồi của ngày mới sang, giờ mọi thứ với cá nhân mình đều được miêu tả bằng chữ “ĐỦ”. Mình nghĩ những gì được và mất ở hành trình này đều đáng giá. Đủ trải nghiệm, đủ khám phá, đủ trưởng thành và cũng đủ nỗi nhớ Hà Nội trong đó rồi.

9 tháng, ¾ năm, đi đi lại lại giữa Hà Nội và Dhaka, những bỡ ngỡ ban đầu được thay bằng cảm giác bình yên hơn mỗi sáng thức dậy, mỗi ngày trôi qua cũng có những dư vị khác hơn, đến lúc này thì khi nhắc đến Bangladesh, đến Dhaka là cái thứ cảm giác thân thuộc hơn, trìu mến hơn rất nhiều rồi. Thân thuộc trên từng cung đường đi làm mỗi ngày, thân thuộc với ngôi nhà luôn tràn ngập tiếng cười của mọi người (lúc cao điểm nhất là có đến 10 anh chị chui vào một ngôi nhà), thân thuộc ngay cả những con người Bangladesh mà mình không quen biết… 

Đến với một đất nước đạo Hồi như Bangladesh cảm giác lại cực kỳ mới lạ, cũng cực kỳ hoang mang. Đất nước này vừa có sự tù túng của tôn giáo nhưng lại có những nét đặc sắc mà chỉ riêng nó mới có được. Cảm giác đi bên trái đã khá là thốn cho những ngày đầu chưa quen rồi, nhưng chưa là gì so với ngồi trên một phương tiện phổ biến nhất của họ mà được việt hóa ra thì mang nghĩa là xe lôi. Nói không ngoa thì ngồi trên xe mà cảm giác cũng phải tương đương với mấy trò chơi mạo hiểm ở nhà. Là chiếc xe đạp mà họ phóng vù vù, lao ầm ầm và chỉ khi nào đối đầu trực diện với xe ô tô (vâng là xe ô tô, một phương tiện có động cơ mà họ dám đối đầu) thì họ mới phanh đến két một cái để dừng lại (Vẫn thắc mắc sao có những cái phanh xe ăn được đến độ vậy). Đi phương tiện này thì chẳng cần tuân theo bất cứ một luật lệ gì, mình thích thì mình vượt thôi, mình thích thì mình rẽ. Kiểu kiểu vậy đó. Nhưng mà nó vẫn là phương tiện phổ biến nhất và đến cái cái thủ đô Dhaka này thì bóng dáng rexxa gần như là một biểu tượng, là must try khi đến đây. Sau mấy bận hết hồn, đến giờ thỉnh thoảng ngồi trên xe vẫn cứ la, vẫn cứ hét nhưng 500 anh em ở cùng vẫn thường xuyên đu đưa trên nó đi những quãng đường gần gần. Tuy rằng giá rẻ (với khoảng 9000 VND là bạn có thể đi được rexxa quãng đường cỡ 1km rồi), tuy nhiên cái cảm giác ngồi sau để một người đàn ông gầy gò, kham khổ chở vẫn chưa bao giờ là dễ chịu cả.

Tắc đường chính là đặc sản ở đất nước, cái này không phải thử vì muốn hay không muốn thì vẫn cứ phải thử. Tắc từ thủ đô đến đường quốc lô đi tỉnh, tắc từ sáng đến đêm. Thử xong rồi thì về Việt Nam, đối diện với tắc đường sẽ cảm thấy nó cũng bình thường ấy mà.

Và Dhaka chính là định nghĩa chính xác, đầy đủ và toàn diện thế nào gọi là đất chật người đông. Ngoài đường, trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, công viên, ven đường, vỉa hè… nói chung bất cứ chỗ nào có đất là có người. Sẽ cực kỳ khó khăn với những cô gái bé nhỏ như mình, tranh được ít không khí để thở là cả một cuộc đấu mà người thua sẽ luôn là mình.

Nói đến ngoại hình phải nhắc đến Saree – trang phục dân tộc (nhưng chắc là để dự những sự kiện trọng đại) của phụ nữ bên này. Trời ơi, sexy cực kỳ, đẹp cực kỳ, mê mẩn mãi bộ saree được thử (chỉ là đắt gấp đôi một bộ áo dài nhà mình). Vòng eo con kiến mà diện xem có mà ngất ngây nhưng tiếc là bên này toàn vòng eo con voi, các anh nhà mình toàn bảo phòi cả đống mỡ, chẳng thấy gì quyến rũ nữa. Rồi thì là ăn bốc (lại là văn hóa thôi ấy mà), cơ mà cũng phải làm quen để nhìn được cảnh trộn cơm vs curry mà không khỏi thoảng thốt hay là việc đến giờ vẫn không thể quen được (hình như cảm giác ám ảnh mỗi ngày một mạnh hơn) là mùi cà ri trộn với nước hoa sau mỗi bữa ăn của mọi người ở đây. Lại là định nghĩa rõ hơn về khái niệm “cao, to, đen, hôi”. 

Ngày trước với mình Bangladesh là một đất nước xa lạ, là cái nước chậm phát triển, cái nước gần gần Ấn Độ, chỉ có vậy. Giờ Bangladesh là nơi mà chỉ nghĩ thôi cũng thấy đầy ắp kỉ niệm

Nguyễn Huyền Khanh

FPT IS - FPT IS ERP HN

Ý kiến

()