Chúng ta

Những câu chuyện đáng nhớ của FPT trên hành trình chạm mốc 'tỷ đô'

Thứ hai, 15/1/2024 | 10:43 GMT+7

Cột mốc 1 tỷ USD doanh thu phần mềm là thành quả của người FPT, đi cùng là những câu chuyện đáng nhớ mà người FPT sẵn sàng dấn thân, nỗ lực để vượt gian khó.

Hành trình này bắt đầu từ 13 nhà khoa học sống không đủ, quyết hợp lực lại cùng sống, cùng vượt khó. Mong muốn dùng CNTT đưa đất nước đi lên, giúp cuộc sống của người dân tốt đẹp hơn nhưng phải làm cách nào trở thành câu hỏi thường trực trong suy nghĩ của các nhà sáng lập từ những ngày đầu tiên. “Nhưng trước hết, chúng tôi phải sống đã, đủ nuôi nhau và nương tựa vào nhau những ngày khó khăn”, anh Trương Gia Bình nhớ lại.

Từ nền móng mà 13 thành viên sáng lập FPT gầy dựng, FPT đã không ngừng tiến về phía trước. Tổng giám đốc FPT Software Phạm Minh Tuấn nhìn nhận, hành trình tỷ đô là mộ sự dịch chuyển về đẳng cấp của FPT.

Theo anh, FPT đã trải qua nhiều cảm xúc mới chạm đến mốc 1 tỷ đô hôm nay. Năm 2002, FPT có 1 triệu đô doanh thu đầu tiên. 1 triệu đô đầu tiên là lằn ranh sinh tử. “Tôi là một trong những người đầu tiên ở FPT Software đi Ấn Độ, đi Mỹ và lặng lẽ quay về. Nhiều tranh luận trong FPT, tiếp tục làm trong nước hay ra nước ngoài? Sau đó, cột mốc đạt 1 triệu đô đã giúp chúng tôn tin rằng mình có thể ra nước ngoài”, anh Tuấn nhớ lại.

-3347-1705284708.jpg

Tổng giám đốc FPT Software Phạm Minh Tuấn.

Năm 2006, FPT cán mốc doanh thu 10 triệu USD. Cột mốc 10 triệu đến 100 triệu là cực kỳ khó khăn, chỉ đi ngang vì khủng hoảng tài chính, không vượt được bẫy trung bình.

Nhưng rồi, FPT đã vượt lên, để chinh phục cột mốc 500 triệu đô. Anh Phạm Minh Tuấn cho hay, khi đạt cột mốc 500 triệu USD, FPT đã mường tượng sau 3 năm đạt 1 tỷ. “Đây không phải cột mốc bất ngờ. Nhưng chúng tôi không dừng ở đây. Ước nguyện là mang trí tuệ Việt Nam ra nước ngoài. Chúng tôi dịch chuyển từ một quốc gia không có ai làm phần mềm. Sau 25 năm, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu phần mềm thứ hai trên thế giới”.

Cột mốc 1 tỷ USD còn ghi dấu bởi những câu chuyện đáng nhớ mà người FPT đã đoàn kết, không ngừng nỗ lực, vượt khó đi lên.

Anh Đặng Trần Phương, Phó Tổng Giám đốc FPT Software phụ trách khối châu Âu, châu Mỹ và Trung Đông, tự hào khi bản thân là những học viên đầu tiên của hệ thống giáo dục FPT Education. Và cái duyên với FPT đã đưa anh cùng cộng sự chinh phục những điều không tưởng.

Với anh, việc ham học hỏi đã giúp FPT rất nhiều tại thị trường Mỹ. FPT mất 5 năm để một công ty sản xuất máy bay lớn nhất thế giới đồng ý hợp tác cung cấp dịch vụ CNTT. Khi đến trình bày với đối tác, anh đã nghĩ, trong mơ cũng không ngờ có ngày được bàn về việc lập trình cho công ty này. Nhưng sau 10 năm, FPT đã ở vị thế khác, mọi chuyến bay trên thế giới đều có dòng code của người FPT.

-5203-1705284708.jpg

Anh Đặng Trần Phương chia sẻ tại lễ công bố đạt 1 tỷ USD doanh thu Dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của FPT.

Anh nhấn mạnh, không nhiều công ty trên thế giới có thể cung cấp dịch vụ CNTT cho cả hai công ty sản xuất máy bay hàng đầu thế giới. “Gần đây các bạn cũng nghe khách hàng 100 triệu USD của FPT tại Mỹ. Khách hàng này đến từ thương vụ M&A đầu tiên của FPT tại Mỹ, thương vụ với Intellinet. Chúng tôi mất 3 năm đầu tiên khó khăn để tích hợp, làm quen và vượt qua bất đồng. Ngay giữa đại dịch chúng tôi đã cùng hợp lực triển khai dự án tại 5 quốc gia với quy mô lên tới 1.000 người. Nếu không quyết tâm khẳng định trí tuệ Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới thì không làm được việc ấy”, anh nói.

FPT cũng đã xây dựng nền tảng Blockchain, nền tảng này hiện đang là nền tảng quan trọng cho hệ thống bảo mật hàng không của châu Âu. Với thị trường Mỹ, FPT đang ở trong thị trường không giới hạn.

Anh Đỗ Văn Khắc, Phó Tổng Giám đốc FPT Software phụ trách khối Nhật Bản và Châu Á Thái Bình Dương, cho hay khi đảm nhận phụ trách thị trường Nhật Bản, anh rất lo lắng vì bản thân không biết tiếng Nhật. Trong anh lúc đó chỉ có sự máu lửa của một người FPT, dám nghĩ, dám làm.

Theo anh, thị trường Nhật là trụ cột phát triển của FPT ra toàn cầu. Ngay sau Covid thị trường Nhật Bản tăng trên 30% và tương lai vẫn còn rất nhiều cơ hội. Nhật Bản qua một giai đoạn suy thoái nhưng FPT vẫn tăng trưởng tại thị trường này. Anh ví von, FPT như cây tre lớn lên giữa mùa đông giá rét trở thành cột buồm cùng Nhật đi ra thế giới.

Tại Malaysia, FPT đã có hợp đồng lớn nhất ở thị trường nước ngoài. Đó là hợp đồng với khách hàng công ty dầu khí lớn nhất Malaysia. “Đấy là nơi chúng tôi đi cùng Microsoft đẳng cấp và Việt Nam đứng ngang hàng. Năm 2007-2013, FPT đã giúp khách hàng chuyển đổi toàn bộ hệ thống CNTT. Từ 2014 - 2018, FPT đã đánh bật các tên tuổi, chiếm trọn niềm tin để cung cấp dịch vụ cho công ty dầu khí lớn nhất Malaysia”.

-5456-1705284708.jpg

Anh Đỗ Văn Khắc nhắc lại những ngày đầu đảm nhận thị trường Nhật Bản, cho đến những thành công của FPT như hiện nay.

Giai đoạn Covid, FPT một lần nữa lại thắng lợi, ghi dấu với 1.000 nhân sự, trong đó có 300 nhân sự là người bản địa. FPT trở thành một trong ba nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất của khách hàng này. Bộ trưởng Năng lượng Malaysia đánh giá, FPT đã giúp chuyển đổi số rất tốt cho công ty và cho cả chính phủ Malaysia.

Anh Tạ Trần Minh, Giám đốc điều hành FPT Automotive, cho hay FPT đã làm trong lĩnh vực này từ 2006, khi rất ít công ty Việt Nam làm phần mềm nhúng, phần mềm cho ô tô.

Sự tăng trưởng lớn đến từ, cách mạng xe điện, xe tự hành và kết nối trong xe ô tô… tạo ra động lực lớn và mục tiêu sống còn của ngành. Giống như cuộc chạy đua smartphone.

Theo anh, cuộc cách mạng kết nối cho xe ô tô thì dữ liệu là điều rất quan trọng, nếu không sẽ xảy ra sự cố. Bên cạnh đó, còn có cuộc cạnh tranh về tính năng, giải trí sẽ thay đổi ngành ô tô.

Anh Minh nhìn nhận, 5 năm trở lại đây, thế giới thiếu hụt nguồn lực quan trọng. Ấn Độ khát khao đội ngũ năng lực như ở Việt Nam. Nên cơ hội của Việt Nam và FPT là rất lớn. “Hiện FPT có 4.000 kỹ sư liên quan đến ngành và có tập khách hàng chắc chắn ở thị trường Nhật Bản”, anh nói.

Huy Trung

Ý kiến

()