Chia sẻ tại buổi họp báo tổ chức chiều 8/12, bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân, cho rằng diễn đàn hướng tới các mục tiêu rất cụ thể, trong đó lãnh đạo đạo địa phương sẽ có chung nhận thức với cộng đồng doanh nghiệp về thách thức và cơ hội trong câu chuyện nông nghiệp hiện đại.
Chương trình diễn ra trong hai ngày 19 và 20/12 với chủ đề Nông nghiệp hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp. Ngoài diễn đàn toàn thể do lãnh đạo Chính phủ chủ trì, các phiên nghị sự theo chuyên đề gắn với các chuỗi ngành hàng trọng điểm của khu vực như lúa gạo, thủy - hải sản, trái cây; phiên biểu diễn các công nghệ mới của ngành nông nghiệp và phiên tư vấn chia sẻ với các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban IV tại họp báo. Ảnh: Ngọc Tài |
Trong sự kiện, lãnh đạo tập đoàn FPT cùng tỉnh Đồng Tháp sẽ ký kết hợp tác nhằm phát triển các nền tảng công nghệ và đào tạo toàn diện nguồn nhân lực để phục vụ mục tiêu “Nông nghiệp hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp”, dưới sự chứng kiến của nhiều bộ/ngành Chính phủ, chuyên gia quốc tế,...
Diễn đàn Mekong Startup lần 1 (năm 2022) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức, có sự chỉ đạo trực tiếp, cố vấn nội dung của lãnh đạo Chính phủ và Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.
Với chủ đề “Nông nghiệp hiện đại, tuần hoàn, phát thải thấp”, kết cấu diễn đàn có 3 phiên nghị sự gồm: Phiên biểu diễn các công nghệ mới của ngành nông nghiệp; phiên tư vấn chia sẻ với các doanh nghiệp khởi nghiệp và phiên diễn đàn toàn thể.
Chương trình nghị sự gắn với các chuỗi ngành hàng trọng điểm của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đó là lúa gạo, thủy - hải sản, trái cây. Đặc biệt, phiên toàn thể sẽ do lãnh đạo Chính phủ chủ trì, trên cơ sở các vấn đề xoay quanh các chuỗi ngành hàng trọng điểm của khu vực, tập trung thảo luận về bối cảnh và các thách thức, cơ hội đặt ra cho ngành nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long, cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp để hướng tới mục tiêu hiện đại, bền vững, phát thải thấp.
Theo Báo cáo Hệ sinh thái Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2022, 494 triệu USD tổng số vốn đầu tư được đổ vào hệ sinh thái khởi nghiệp nước ta trong 9 tháng đầu năm. Trong bảng xếp hạng mới nhất về ĐMST toàn cầu (GII) 2022 do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới - WIPO công bố, Việt Nam xếp hạng 48/132 quốc gia và nền kinh tế.
>> Chủ tịch FPT đúc kết bí quyết vượt dịch: Kiên định và đoàn kết
Sơn Thạnh
Ý kiến
()