Giao dịch thực hiện từ 26/8 đến 29/8. Với số cổ phiếu gia tăng, SIC đã nâng lượng sở hữu từ 1.452.853 cổ phiếu (tỷ lệ 0,31%) lên 1.675.663 cp (tỷ lệ 0,36%).
Ngày 20/8, Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC (SIC) đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu FPT dù trước đó đơn vị này chưa kịp bán hết gần 1,5 triệu cổ phiếu đăng ký.
SIC liên tục giao dịch cổ phiếu FPT từ cuối tháng 11/2015 cho tới nay. Đầu tư SCIC (SIC) là tổ chức có liên quan đến ông Lê Song Lai, thành viên HĐQT FPT.
SCIC sẽ công bố kế hoạch thoái vốn tại 10 đơn vị lớn, trong đó có FPT và FPT Telecom, chậm nhất là đầu năm 2017. |
Mới đây, ngày 17/8, Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan đã họp về phương án thoái vốn nhà nước tại 10 doanh nghiệp trong đó có FPT và FPT Telecom. Hiện tại SCIC đang nắm giữ 5,99% vốn tại FPT, tương đương 27.507.668 cổ phiếu và nắm giữ 50,17% vốn tại FPT Telecom.
Chốt phiên chiều ngày 23/9, mã FPT tăng 800 đồng, lên 47.400 đồng. Điểm đáng chú ý là mức giao dịch thỏa thuận lên tới 22,7 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch đạt hơn 1.126,5 tỷ đồng. Điểm đặc biệt trong giao dịch thỏa thuận của FPT là đa phần do khối ngoại thực hiện thỏa thuận nội khối và phần lớn ở mức giá trần.
Tổng giá trị của mã FPT, bao gồm thỏa thuận và khớp lệnh, là hơn 1.236 tỷ đồng. Trong khi đó, sàn HOSE có tổng giá trị giao dịch là hơn 1.900 tỷ đồng.
Trong tuần, mã FPT có 4 phiên tăng, một phiên giảm. Từ mức giá 45.300 đồng, mã FPT đang đứng ở mốc 47.400 đồng.
Kết thúc 8 tháng đầu năm nay, FPT ghi nhận doanh thu hợp nhất và lợi nhuận trước thuế (LNTT) lũy kế đạt lần lượt 24.544 tỷ đồng và 1.719 tỷ đồng, trong đó có 500 tỷ từ thị trường nước ngoài.
Ngày 7/9, FPT đã hoàn tất chi trả tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2016 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%. FPT chi khoảng 460 tỷ đồng tạm ứng cổ tức lần này.
>> Chứng khoán Bản Việt: 'Giá mục tiêu FPT là 60.500 đồng'
Nguyên Văn
Ý kiến
()