Chúng ta

FPT.SPro và câu chuyện chuyển đổi số ngành Điện

Thứ tư, 9/6/2021 | 10:16 GMT+7

“Việc đưa một sản phẩm Made by FPT như FPT.SPro lên một tầm cao mới sẽ không còn là câu chuyện xa vời, nó đã gần ngay trước mắt” - Nguyễn Tiến Dũng - Phó tổng Giám đốc Khối ngành khách hàng doanh nghiệp chiến lược (FPT IS) hào hứng.

Nhắc đến các dự án lớn về chuyển đổi số của FPT IS trong năm 2021, người nhà Hệ thống đều nghĩ đến Tổng Công ty Điện lực Việt Nam - EVN. Trong quyết tâm chuyển đổi số toàn diện tại EVN, cuối tháng 5 vừa qua Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVN NPC) và Tổng công ty Điện lực Hà Nội là hai cái tên mới nhất ký 2 hợp đồng cung cấp và triển khai FPT.SPro với tổng trị giá 30 tỷ đồng. Đây là "cú đúp" ngoạn mục giúp FPT IS đã xác lập kỷ lục về hợp đồng sản phẩm FPT.Spro có giá trị lớn nhất từ trước đến nay, đặc biệt là với một doanh nghiệp khối nhà nước.

“Trái ngọt” này ghi đậm dấu ấn làm việc hết mình và hiệu quả của Khối ngành khách hàng doanh nghiệp chiến lược FPT IS - FSB.

80516457-813382345789751-55771-6054-1337

Anh Nguyễn Tiến Dũng (hàng đầu, thứ hai từ trái sang) trong Lễ ký kết biên bản hợp tác chiến lược với EVN HANOI.

"Chào hàng" sản phẩm Made by FPT

FPT.SPro là một trong những sản phẩm nổi bật thuộc bộ sản phẩm “Made by FPT” mà FSB tập trung nghiên cứu những tính năng ưu việt để giới thiệu tới nhóm khách hàng chiến lược. Tuy vậy, ý tưởng từ những ngày đầu tiên mới chỉ là tập trung vào các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ để tận dụng được lợi thế về năng lực và kinh nghiệm của FPT IS trong xây dựng, triển khai, cải tiến quy trình vận hành doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế như: ISO, BPMN… Do vậy, việc tư vấn thành công dự án triển khai FPT.SPro tại một doanh nghiệp lớn của nhà nước như Điện lực miền Bắc là thành tựu lớn đầu tiên của cả đội sau hơn hai năm chuyên tâm theo đuổi lộ trình Chuyển đổi số cho khách hàng.

“FPT.SPro đã được thúc đẩy phát triển nhiều năm gần đây và đang trong lộ trình cần phải đưa ra thị trường càng nhanh, càng mạnh càng tốt nên dự án này đóng vai trò vô cùng quan trọng” - anh Nguyễn Tiến Dũng đánh giá. 

Ngay từ những ngày đầu năm Covid-19 thứ nhất, anh Dũng và các cộng sự đã mang FPT.SPro đến EVN và thuyết phục khách hàng khó tính này về những tính năng ưu việt của sản phẩm số hóa tập trung các tác nghiệp nội bộ này. Vượt kỳ vọng, EVN tỏ ra “hào hứng và rất thuyết phục” về tính năng xây dựng quy trình nội bộ không giấy tờ, hỗ trợ tối ưu hóa hoạt động vận hành doanh nghiệp của FPT.SPro. 

Càng đi sâu vào tư vấn sản phẩm với các lãnh đạo Điện lực miền Bắc, đội ngũ dự án của hai bên càng tìm thấy điểm chung. “Khi mang đến cho khách hàng một giải pháp khiến họ hạnh phúc là cảm giác tuyệt vời nhất, nó cho thấy đây thực sự là một dự án hợp tác win-win khi cả hai bên cùng đạt được ý nghĩa mình mong muốn” - Phó tổng Giám đốc Khối ngành khách hàng doanh nghiệp chiến lược chia sẻ.

20210607-152421-3528-1623202904.jpg

Nhóm dự án FPT IS và các lãnh đạo ngành Điện lực. Ảnh tư liệu.

Bài toán thách thức về quy trình vận hành ngành Điện

Thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm đã khó, nhưng việc nghiên cứu quy trình vận hành trong bộ máy của đối tác để tạo ra một sản phẩm số hoá thích hợp nhất còn khó khăn hơn gấp bội. “Khó khăn lớn nhất mà đội dự án phải đối mặt là việc không ai biết đủ nhiều về ngành điện lực cũng như chuyên môn của họ. Do vậy, việc số hoá quy trình của ngành nghề đặc thù này đã khiến 10 cán bộ đội dự án thực sự vất vả”, Nguyễn Thị Thanh Vân - Cán bộ Tư vấn Giải pháp phần mềm FSB - hồi tưởng.

Điện lực miền Bắc là doanh nghiệp lớn, có quy mô sản xuất kinh doanh trải rộng trên địa bàn 27 tỉnh với hơn 600 đơn vị lớn nhỏ và quy mô nhân sự gần 30.000 người. Do vậy, quy trình quản trị, vận hành của công ty có nhiều đặc thù riêng về khối lượng và tính chất. Việc kết nối, phối hợp với toàn bộ các phòng ban chuyên môn của EVN NPC để lắng nghe chia sẻ về bất cập trong công việc thường nhật chính là giai đoạn thách thức cũng như tốn nhiều thời gian nhất. Tuy vậy, toàn bộ quá trình khảo sát từ mô hình đến quy trình vận hành của EVN NPC luôn gắn liền với phương pháp luận “FPT Digital Kaizen”, phát hiện “painpoint” hay nói cách khác là tìm ra cơ hội cải tiến cho khách hàng cho từng giai đoạn cụ thể.

Để giải bài toán này, toàn bộ đội dự án cả hai phía FPT IS và EVN NPC phải kết hợp chặt chẽ trong một thời gian dài với nhiều lần tổ chức hội thảo, cuộc họp lớn nhỏ để trình bày cho lãnh đạo và các phòng ban chuyên môn của EVN NPC hiểu rõ về lộ trình và lợi ích đạt được sau khi số hóa quy trình. 

LSKFL-1576-1623048252.jpg

Quy trình quản trị, vận hành của EVN NPC có nhiều đặc thù riêng về khối lượng và tính chất với hơn 600 đơn vị lớn nhỏ cùng quy mô nhân sự gần 30.000 người.

“Trong quá trình khảo sát thì các quy trình liên quan đến quản lý vận hành lưới điện của ban kĩ thuật là khó nhất. Vận hành lưới điện là việc chưa từng có kinh nghiệm, cũng rất khó để kiếm chuyên gia, đội dự án chỉ có thể học từ khách hàng và tìm cách đưa bài toán đặc thù ngành điện thành bài toán quản trị doanh nghiệp chung”, anh Nguyễn Đức Chính - cán bộ dự án - phân tích.

Covid vẫn không chùn bước

Không chỉ vậy, những khó khăn từ tình hình diễn biến của Covid-19 trong cả năm 2020 đã khiến đội dự án nhiều khi không thể gặp mặt, tư vấn trực tiếp với khách hàng. Không “chùn bước” trước khó khăn, anh Trần Ngọc Lĩnh cùng các cộng sự đã lên một quy trình làm việc online chuyên nghiệp và linh hoạt.

Từ việc lập lịch làm việc chi tiết với nhiều ban/đơn vị/bộ phận của EVN NPC để trao đổi online, đến việc gửi kết quả khảo sát, biên bản làm việc qua email để xác nhận, rồi cả phân từng đầu mối trong đội tư vấn để tận dụng những thời điểm dịch bệnh “vơi bớt” thì đến tận từng ban/đơn vị/bộ phận của khách hàng để ngồi trao đổi trực tiếp. Sau cùng, khi các đầu mối chốt lại nội dung cuối thì cả đội dự án họp và đưa ra phương án, giải pháp và viết tài liệu theo đúng quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông về đầu tư dự án Công nghệ thông tin. 

20210607-104753-2849-1623208591.jpg

Nhóm dự án kết nối online làm việc bất kể ngày đêm để giải các bài toán khó.

“Nhóm tư vấn ít người, nhưng rất đa-dzi-năng. Một người đảm đương nhiều công đoạn việc trong công tác hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án và phối hợp nhịp nhàng hiệu quả cùng nhau. Tạo nên một nét đẹp lao động rất đặc biệt thời Covid”, anh Trần Ngọc Lĩnh, Giám đốc Trung tâm Tư vấn FSB, tự hào.

Cứ như vậy, đội ngũ tư vấn đã làm việc không kể ngày đêm để viết nên quy trình số hoá, kết hợp hài hoà với yêu cầu của lãnh đạo để thuyết phục được khách hàng trong thời gian gần một năm trời. Nhờ đó, hợp đồng triển khai FPT.SPro cho EVN NPC trị giá 22 tỷ được ký trong ngày 29/5 vừa. FPT IS sẽ cung cấp và triển khai FPT.SPro cho EVN NPC nhằm xây dựng phần mềm số hoá các quy trình nghiệp vụ: Kỹ thuật - An toàn, Kinh doanh - Dịch vụ khách hàng, Tài chính Kế toán cho tổng công ty và các công ty điện lực khu vực miền Bắc.

193076734-213289420634071-6740-7708-8058

Anh Trần Ngọc Lĩnh cùng các cộng sự đã lên một quy trình làm việc online đầy chuyên nghiệp và linh hoạt trong thời điểm Covid-19 khó khăn.

Thành công của 2 dự án FPT.SPro không chỉ là bước đệm quan trọng trong việc thâm nhập sâu vào khối khách hàng Điện lực mà còn là một cú huých đầy ấn tượng để khối doanh nghiệp nói chung có một góc nhìn hoàn toàn các về sản phẩm này. 

“Khi lễ ký kết thành công, cấp quản lý cao nhất của khách hàng đã nói với mình là hy vọng dự án sẽ thành công và chính họ sẽ đi quảng cáo dự án của FPT với các công ty thành viên khác. Mình nghĩ đây chính là sự công nhận cao nhất và đầy chân thành của EVN NPC cho những nỗ lực của đội” - anh Dũng bồi hồi.

FPT.SPro là sản phẩm chuyển đổi số đầu tiên tại Việt Nam giúp số hóa tập trung các tác nghiệp nội bộ nhằm xây dựng quy trình nội bộ không giấy tờ, hỗ trợ tối ưu hóa hoạt động vận hành doanh nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, nguồn lực và tăng năng suất.

Hà My 

Ảnh: ĐVCC

Ý kiến

()