Chúng ta

Anh Nguyễn Văn Khoa: 'Việt Nam đang có thời cơ thành cường quốc blockchain'

Thứ sáu, 7/1/2022 | 17:33 GMT+7

Mở đầu phiên thảo luận với chủ đề "The future of Internet - Tương lai của Internet" ở Tech Summit 2022, anh Nguyễn Văn Khoa, CEO FPT, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA), đã chia sẻ góc nhìn về cơ hội của Việt Nam trong kỷ nguyên kết nối mới.

ceo-fpt-1-1199-1641551606.jpg

Tại Việt Nam, anh Nguyễn Văn Khoa đánh giá Internet có hậu thuẫn mạnh mẽ từ chủ trương chính sách cùng chương trình "Chuyển đổi số quốc gia" đến năm 2025, định hướng đến 2030, với thể chế và công nghệ là động lực. Chiến lược quốc gia về AI đến năm 2030 cũng đặt mục tiêu Việt Nam là một trong top 5 ASEAN.

Thời điểm Việt Nam được kết nối Internet năm 1997, anh Nguyễn Văn Khoa đang ở độ tuổi 20 tuổi, là thế hệ đầu tiên được trải nghiệm cảm giác "lướt mạng", thả mình trong thế giới Internet. “Lần đầu được nhìn thấy Internet, cảm giác của tôi còn hơn một chữ “Wow”, anh Khoa hồi tưởng lại.

Cách đây 25 năm, ở thời điểm năm 1997-1999 để nói về việc lập trình một website là vô cùng khó nhưng hiện toàn thế giới đã có đến 1,83 tỷ website. CEO FPT cho biết mình may mắn khi là một trong những người đầu tiên được học lập trình ở Việt Nam bằng ngôn ngữ Pascal, và vẫn nhớ như in khi phải đi bán từng ô quảng cáo vào những ngày đầu báo điện tử VnExpress ra đời. Tất cả những điều đó để thấy bây giờ khi chúng ta sử dụng internet, mọi thứ đã thay đổi và phát triển quá nhanh.

Đến nay, để hình dung về kỷ nguyên phát triển tiếp theo của Internet trên phạm vi toàn cầu, anh Nguyễn Văn Khoa nhận định Internet thế giới sẽ bao trùm bởi 4 xu hướng: metaverse (vũ trụ ảo), web 3.0, AI (trí tuệ nhân tạo) và blockchain (chuỗi khối). Hiện gần 1.400 tỷ USD đã đổ vào cuộc chạy đua công nghệ ảo, biến metaverse thành cuộc đua mới giữa các "ông lớn" Facebook, Apple, Google, Microsoft... Chủ tịch VINASA tin rằng web 3.0 sẽ là nơi xác định chúng ta là ai, "muốn nhìn sự phát triển, phải nhìn vào sự đầu tư nghiên cứu để phát triển". Đó cũng là lý do các quốc gia phát triển như Trung Quốc, Mỹ... chinh phục nhiều cột mốc thành công về công nghệ và Internet.

Anh Khoa nhận định blockchain tại Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển. “Tôi biết có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang làm blockchain. Và có rất nhiều doanh nghiệp, ngân hàng của Việt Nam đã sử dụng đến 200.000-300.000 tác vụ trong mùa dịch vừa qua. Tôi tin rằng Việt Nam sẽ đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của AI thế giới”, Chủ tịch VINASA nói. 

Cũng theo anh, đến năm 2030 sẽ có khoảng 70% doanh nghiệp áp dụng AI vào quy trình công việc. AI và tự động hóa sẽ giải quyết câu chuyện về những thao tác lặp đi lặp lại trong doanh nghiệp. Trước đây, việc thanh toán online cực kỳ khó khăn, thế nhưng, vài năm gần đây, rất nhiều ví điện tử đã xuất hiện và vẫn đang phát triển không ngừng.

fpt-khoa-7603-1641551932.jpg

Trong giai đoạn giãn cách xã hội, nhu cầu kết nối và chuyển đổi số tại Việt Nam bùng nổ, anh Khoa dẫn chứng.

CEO FPT tin rằng những người giỏi nhất Việt Nam đang ở đây. Và để tất cả cùng phát triển, VINASA sẽ giúp doanh nghiệp chuyển đổi số. “Chúng ta đã xác định AI là công nghệ ưu tiên phát triển, vì vậy VINASA sẽ kiên trì đồng hành cùng doanh nghiệp Việt”, anh Khoa khẳng định.

Tại Việt Nam, anh Nguyễn Văn Khoa đánh giá Internet có hậu thuẫn mạnh mẽ từ chủ trương chính sách cùng chương trình "Chuyển đổi số quốc gia" đến năm 2025, định hướng đến 2030, với thể chế và công nghệ là động lực. Chiến lược quốc gia về AI đến năm 2030 cũng đặt mục tiêu Việt Nam là một trong top 5 ASEAN.

Trong giai đoạn giãn cách xã hội, nhu cầu kết nối và chuyển đổi số tại Việt Nam bùng nổ. Anh Khoa dẫn chứng một vài số liệu minh chứng cho sự bứt tốc đột phá này. Nổi bật có tốc độ tải (download) Internet cố định và di động lần lượt xếp thứ 42 và 48 trên thế giới, đứng thứ 4 tại Đông Nam Á. Lưu lượng Internet cũng tăng hơn 30% trong năm qua. 

Theo Chủ tịch VINASA, nhu cầu chuyển đổi số đang bùng nổ, nhất là trong giai đoạn bình thường mới. Nhiều doanh nghiệp Việt đã bỏ ra hàng trăm triệu USD để chuyển đổi số. Đó là câu chuyện lâu dài nhưng nó là việc rất quan trọng. Với hạ tầng về băng thông, blockchain, 5G... hành trình chuyển đổi số của Việt Nam sẽ là con đường khả quan với nhiều tiềm năng chuyển biến tích cực. “VinGroup vừa qua đã cung cấp ví blockchain dành cho những ai đặt mua xe. Tôi tin rằng sắp tới nhiều doanh nghiệp sẽ thúc đẩy chuyển đổi số”, anh Khoa lấy ví dụ.

Hiện tại, trên bản đồ chuyển đối số thế giới, Việt Nam đang ở vị trí rất quan trọng. Việc đầu tư vào các doanh nghiệp Việt đang bùng nổ, nhưng chúng ta vẫn chưa thực sự tiếp cận các công trình chuyển đổi số. “Chúng tôi hay nói vui sau khi có tiền để nghiên cứu, chúng ta cần có “bãi hạt nhân” để thử. Và VINASA sẽ là người giúp doanh nghiệp hạn chế những vụ nổ và tác hại của nó”, anh Nguyễn Văn Khoa chia sẻ.

Xu hướng đầu tư vào AI (trí tuệ nhân tạo), metaverse (vũ trụ ảo), blockchain (chuỗi khối) nở rộ và thu hút các doanh nghiệp Việt đổ vốn, tạo ra các nền tảng, hệ sinh thái các giải pháp, ứng dụng dựa trên AI... Với mong muốn đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên mới của internet, vị Chủ tịch Hiệp hội cho biết VINASA đã và sẽ tiếp tục thúc đẩy hình thành hệ sinh thái cho từng xu hướng công nghệ. 

Đồng thời, VINASA sẽ giúp doanh nghiệp tránh đi những nỗi sợ hỗ trợ toàn diện từ tư vấn chính sách, phát triển thị trường, nghiên cứu công nghệ, truyền thông, phát triển nguồn lực và khởi nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội cũng như các doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam có thể cùng nhau hợp tác, sáng tạo, bứt phá trong kỷ nguyên mới của internet, góp phần sớm đưa Việt Nam thành cường quốc về AI, blockchain... 

ceo-fpt-9136-1641551607.jpg

Chủ tịch VINASA nhận định "muốn nhìn sự phát triển, phải nhìn vào sự đầu tư nghiên cứu để phát triển".

Người đứng đầu Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam khẳng định anh đến đây với thông điệp “làm sao phải giữ những người giỏi nhất ở lại Việt Nam, thay vì lang bạt trên thế giới” từ nguyên Chủ tịch VINASA Trương Gia Bình.

Cuối cùng, CEO FPT Nguyễn Văn Khoa nhận định đây là thời điểm để chúng ta cùng nhau đưa Việt Nam thành một cường quốc về blockchain, về metaverse, web 3.0... trên thế giới trong tương lai. “Tôi hy vọng chúng ta hãy cùng nhau bứt phá, đứng trên đôi chân của mình để đưa Việt Nam vươn lên hàng đầu, để có một Việt Nam hùng cường”.

Cùng sự kiện, trong khuôn khổ phiên thảo luận thứ 2 của Tech Summit 2022, buổi tọa đàm "Cơ hội nào trong thế giới blockchain cho người Việt trẻ" dưới sự điều phối của anh Vũ Anh Tú - Giám đốc công nghệ FPT, với sự góp mặt của ông Trí Phạm - Founder & CEO Whydah, ông Johnny Trí Dũng - CMO DecomWings, Nguyễn Thành Trung - Founder & CEO Axie Infinity và ông Trần Dinh - Founder & CEO AlphaTrue.

tu-fpt-4705-1641552630.jpg

CTO FPT Vũ Anh Tú (trái) là người điều phối phiên thảo luận chuyên sâu về blockchain.

Các diễn giả cùng trao đổi về các câu hỏi: Tính ứng dụng của blockchain trong thực tế; những cơ sở thực tiễn về tiềm năng; về mức độ chấp nhận và phổ cập của blockchain; đâu là cơ hội cho các start-up blockchain Việt không phải chỉ trên thị trường Việt mà trên quy mô toàn cầu; làm sao áp dụng blockchain vào xây dựng và thương mại hóa các bằng sáng chế...

Sáng 7/1, giải pháp chuyển đổi số FPT eCovax đã được vinh danh là "Giải pháp Công nghệ Việt Sáng tạo 2021" trong Tech Summit 2022.

Sơn Thạnh

Ý kiến

()