Chúng ta

30 năm Web khai sinh, từ bình minh đến đỉnh cao Internet

Thứ năm, 14/3/2019 | 13:36 GMT+7

Một ngày tháng 3 cách đây 30 năm, Tim Berners-Lee - nhà khoa học máy tính người Anh làm việc tại phòng thí nghiệm gần Geneva (Thụy Sĩ) phát minh ra hệ thống để các nhà khoa học chia sẻ thông tin.

Ngày nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng Web là sản phẩm tất yếu của Internet. Nhưng không đúng, nếu không có giao thức web của Tim Berners-Lee, Internet cũng chỉ có thể là cách để kết nối giữa các mạng với nhau, tờ Forbes nhận định. Có lẽ chính cha đẻ của World Wide Web cũng không ngờ rằng chưa đầy ba thập niên sau đó, Web đã trở thành một phần không thể thiếu của hơn một nửa dân số loài người.

Hơn 30 năm trước, Berners-Lee chịu trách nhiệm thư mục nội bộ của CERN, song quan tâm đến cách giúp hàng ngàn nhà khoa học quốc tế hợp tác với phòng thí nghiệm dễ dàng chia sẻ công việc của họ. Tầm nhìn của ông về “hệ thống quản lý thông tin phi tập trung” sớm “khai sinh” Internet. Hình thức ban đầu của Internet là mạng lưới liên kết nhiều máy tính đã tồn tại, nhưng Berners-Lee lại nghĩ về World Wide Web cho phép các trang web được thu thập và truy cập bằng trình duyệt.

4661600-3x2-940x627-amgm-5176-1552544635

Tim Berners-Lee với phần mềm web đầu tiên cách đây 30 năm. Ảnh: CERN

Năm 1989, Tim Berners-Lee đã giới thiệu bản đề xuất có tên gọi "Mạng lưới" đến Ban giám đốc của Tổ chức nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN), trong đó ông đề ra một giải pháp quản lý thông tin trong tổ chức. Nếu Internet đã giúp kết nối các trung tâm nghiên cứu lại được với nhau, World Wide Web đã mở đường cho việc chia sẻ thông tin giữa các nhà nghiên cứu tại CERN. 

Đến cuối năm 1990, Berners-Lee khởi động máy chủ điều hướng Internet đầu tiên của CERN. Trình duyệt được phát hành bên ngoài CERN vào đầu năm 1991, trước hết là cho nhiều tổ chức nghiên cứu, sau là đến với đại chúng. Từ CERN, chẳng mấy chốc cả hai phát minh đã lan tỏa và phục vụ cho hơn một nửa dân số toàn thế giới. 

Trong quyển sách "Weaving the Web" Tim Berners-Lee viết: "Tôi đã vô cùng hào hứng khi thoát khỏi không gian tù túng của hệ thống sắp xếp thông tin phân tầng. Trang web không chỉ giúp việc tiếp cận mọi thông tin trở nên dễ dàng, mà còn giúp liên kết những thứ tưởng chừng như không hề liên quan tới nhau. Đây là điều chỉ não bộ con người có thể thực hiện một cách dễ dàng và liên tục".

Giới nghiên cứu từng tận dụng mọi phương cách để kết nối văn bản giấy tờ với nhau: họ sử dụng mục lục, danh mục sách tham khảo và ghi nguồn trích dẫn. Trang web đã giải phóng các nhà khoa học và trao cho họ quyền lựa chọn cách thức trích dẫn mong muốn.

Berners-Lee đã đập tan tảng đá cản đường mọi hệ thống truy hồi thông tin trong quá khứ: Bản chất của World Wide Web là một hệ thống mở phân loại thông tin ngay từ sơ khởi. Nguyên lý này thực sự quá khác thường, bởi lẽ việc xây dựng một hệ thống kín và độc quyền vẫn luôn là mô hình kinh doanh nhiều nhà đầu tư danh tiếng lựa chọn.

afp-2-qgry-6581-1552544635.jpg

Bên ngoài phòng làm việc cũ của Tim Berners-Lee có tấm bảng kỷ niệm phát minh Internet của ông cách đây 30 năm. Ảnh: AFP

Và rồi vào năm 1993, khi Tim Berners-Lee và CERN quyết định trao World Wide Web cho tất cả mọi người miễn phí. Điều này đã kéo dài tuổi thọ của mạng Internet, trước đó vốn là một hệ thống độc quyền khép kín không thể tương tác liên thông, biến Internet trở thành một nền tảng mở, tương thích để hằng hà sa số các ứng dụng và dịch vụ đâm chồi phát triển.

Giáo sư Bob Metcalfe, một huyền thoại của giới công nghệ từng chia sẻ vào năm 2009: "Tim Berners-Lee đã phát minh ra chuẩn URL, HTTP và HTML. Sự kết hợp cả ba tiêu chuẩn này đã tạo đà cho sự phát triển bùng nổ của trang web. Điều này minh chứng cho tính hiệu quả của kiến trúc đa tầng của Internet: trang web được phát triển trên nền tảng những gì đã được phát minh 17 năm trước đó, và trở thành bệ đỡ cho những tính năng kỳ diệu được sản sinh ra trong những thập niên tiếp theo".

Năm 2019, Internet vẫn tiếp tục bùng nổ mạnh mẽ, đặc biệt là mảng di động và mạng truyền thông xã hội. Cùng xem các con số biết nói:

- Số người sử dụng Internet: 4,1 tỷ - tăng từ 3,9 tỷ từ giữa năm 2018.

- Khu vực có đông người dùng Internet nhất: châu Á - với xấp xỉ 49% người dùng trên toàn thế giới. Châu Âu đứng thứ 2 với chỉ 16,8%.

- Quốc gia có đông người dùng Internet nhất: Trung Quốc - với hơn 802 triệu người, chiếm 20% toàn thế giới. Xếp thứ 2 là Ấn Độ với 500 triệu người.

- Tuy nhiên, xếp đầu về tỷ lệ số người dùng Internet/dân số thuộc về Iceland, với con số tuyệt đối 100%.

- Hiện có trung bình hơn 4 triệu blog được đăng lên Internet mỗi ngày.

- Hơn 500 triệu dòng tweet được gửi đi mỗi ngày.

- Hơn 5 tỷ lượt tìm kiếm được thực hiện trên Google mỗi ngày.

- Tính đến tháng 12/2018, có xấp xỉ 1,94 tỷ trang web trên mạng lưới Internet.

- Trang web đầu tiên được phát hành vào ngày 6/8/1991, bởi nhà nghiên cứu người Anh Tim Berners-Lee.

- 51,8% lưu lượng Internet có sự tham gia của bots, và chỉ 48,2% được thực hiện bởi con người.

- Google là trang web được truy cập nhiều nhất, tiếp sau đó là YouTubeFacebook. Dịch vụ tìm kiếm Baidu tại Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 4.

- Tuy nhiên, có tới hơn 90.000 website bị hack mỗi ngày

- Tính đến 2019, 63,4% người dùng di động truy cập Internet từ thiết bị của họ.

- Trong đó 98% người dùng Internet tại Trung Quốc là trên nền tảng di động.

- Thương mại điện tử trên thiết bị di động sẽ đảm nhiệm trung bình 2,32 nghìn tỷ USD, tương đương 67,2% số giao dịch thương mại điện tử vào năm 2021.

- Khoảng 75% số giao dịch trực tuyến tại Trung Quốc được thực hiện thông qua nền tảng di động.

- Có xấp xỉ 2,77 tỷ người dùng mạng xã hội vào năm 2019.

- Tính đến quý III/2018, Facebook có trung bình 2,27 tỷ người dùng kích hoạt mỗi tháng. Xếp thứ 2 là Instagram với 1 tỷ người dùng, rồi đến Twitter với 326 triệu người.

- Thông tin dưới dạng hình ảnh được chia sẻ nhiều hơn 40 lần so với văn bản thuần tuý trên mạng xã hội.

- 80% người dùng cũng có xu hướng đọc các nội dung được trang trí với màu sắc so với văn bản thông thường.

- Di động chiến 92% doanh thu từ quảng cáo của Facebook.

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình, Tổng biên tập VnExpress Thang Đức Thắng cùng hai đơn vị là FPT Telecom và FPT Online được vinh danh Top 10 nhân vật và công ty có ảnh hưởng lớn nhất đến Internet Việt Nam trong một thập kỷ qua (2007-2017).

>> FPT và hơn 20 năm kết nối người Việt với thế giới bằng Internet

Thanh Mai  

Ý kiến

()