Chúng ta

Hiểu Kinh dịch để biết cách gieo quẻ

Thứ năm, 16/8/2012 | 16:40 GMT+7

Ứng dụng dịch học vào cuộc sống không phải ai cũng có thể làm được. Giáo sư Nguyễn Tiến Đích với kinh nghiệm nghiên cứu nhiều năm sẽ giúp các thành viên FLI Club hiểu thêm về môn khoa học này trong chương trình FLI Club lúc 17 ngày 16/8.
> Ứng dụng Dịch học trong dự đoán tương lai

GS-TS. Phong thủy - Dịch học Nguyễn Tiến Đích là nguyên Viện trưởng Viện khoa học Công nghệ, cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy tại Bộ Xây dựng.

Giáo sư Nguyễn Tiến Đích (bên phải). Ảnh: S.T.

Ông đã có nhiều năm nghiên cứu các vấn đề ứng dụng Dịch học và Phong thủy học trong xây dựng nhà và công trình, và là tác giả của nhiều cuốn sách: "Ứng dụng dịch học trong dự đoán tương lai", "Kỹ thuật điều chỉnh trường khí vào nhà", "Âm dương trong cuộc sống đời thường".

Với kinh nghiệm nghiên cứu nhiều năm trong các lĩnh vực về khoa học, phong thủy, dịch học, GS. Nguyễn Tiến Đích sẽ đem đến những kiến thức và trải nghỉệm thực tế về ứng dụng của Dịch học trong cuộc sống thường ngày.

Kinh dịch là một trong ba bộ kinh cổ nhất Trung Hoa, sau Kinh thi và Kinh thư nhưng từ chỗ là sách bói toán, Kinh dịch phát triển thành sách triết học và vũ trụ học, được vận dụng vào nhiều lĩnh vực như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh...

Kinh Dịch như một bảng mã mà dựa vào đó người ta có 3 nhánh ứng dụng cơ bản: Ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày như dùng Bát tự hà lạc, Tứ trụ tử bình để xem xét sự kiện, đời sống một con người; Ứng dụng thứ hai là trong quân sự.

Kinh Dịch như một bảng mã mà dựa vào đó người ta có 3 nhánh ứng dụng cơ bản: Ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày như dùng Bát tự hà lạc, Tứ trụ tử bình để xem xét sự kiện, đời sống một con người; Ứng dụng thứ hai là trong quân sự.

Với những người đam mê nghiên cứu Kinh dịch, tìm hiểu về bản chất và ý nghĩa của nó với cuộc sống không còn xa lạ. Tuy nhiên, có rất nhiều "dân ngoại đạo" khi tiếp xúc với những khái niệm đầu tiên của Kinh dịch cũng đã bỏ cuộc vì cảm thấy quá phức tạp.

Nói về thuật ngữ, dịch là sự thay đổi, kinh là nguyên tắc, ổn định. Kinh dịch là những nguyên tắc, quy luật nói về sự vận động, biến đổi phù hợp với tự nhiên.

Trong cuốn “Tìm về cội nguồn Kinh dịch” của Nguyễn Vũ Tuấn Anh, học giả này cho rằng Kinh dịch là do người Việt cổ sáng tạo. Quan điểm này đã đưa nhiều nhà nghiên cứu đi vào “chỗ khó” khi một luồng quan điểm chính thống khác khẳng định Chu Hy và Phụng Hy thời nhà Chu dựa trên Hà Đồ và Lạc Thư mà xây dựng nên Kinh dịch. Lại có quan điểm khác cho là Kinh dịch do tập thể sáng tạo, thời sau bổ sung thời trước.

Ở Trung Quốc hiện nay, họ không bàn đến ai là tác giả, mà chỉ kết luận rằng, Kinh dịch là sản phẩm trí tuệ của phương Đông, mà trực tiếp là của người Trung Hoa cổ đại.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Kinh dịch nên được tuyên truyền những vấn đề thuộc góc độ khoa học và đúng với pháp luật, bởi cách nhìn nhận của dân chúng về Kinh dịch còn rất hạn chế.

Kinh dịch như một bảng mã mà dựa vào đó người ta có 3 nhánh ứng dụng cơ bản: Ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày như dùng Bát tự hà lạc, Tứ trụ tử bình để xem xét sự kiện, đời sống một con người; Ứng dụng thứ hai là trong quân sự.

Nhưng ứng dụng nổi tiếng nhất của Kinh dịch và nó trở thành văn hóa phương Đông là Phong thủy. Dựa trên Kinh dịch, Phong thủy được chia thành hai phần: Phần dương cơ và phần âm. Phần dương cơ tức là phong thủy cho nhà cửa đã được Nhà nước thừa nhận là khoa học và cho in sách. Nhưng phần âm (mồ mả, đất cát) chưa được thừa nhận.

Kinh dịch cũng có Quy luật âm dương. Âm dương là hai mặt đối ngược nhau nhưng lại thống nhất thành một thể. Có thể hình dung phần bụng gọi là âm, phần lưng gọi là dương nhưng vẫn thống nhất trong một cơ thể con người.

Thanh Nga

Ý kiến

()