Chúng ta

Mobile Robot Challenge chọn 4 đội vào chung kết

Chủ nhật, 1/9/2013 | 10:57 GMT+7

Sau khi đánh giá các yếu tố về ý tưởng sáng tạo, hữu ích, phương pháp thực hiện thông minh và điểm bài tập, quá trình làm việc, Ban giám khảo đã chọn BKCTVHDG, SRC PTIT, Cloudy và QATM vào vòng chung kết Mobile Robot Challenge.
> ‘Ý tưởng khởi đầu tương lai’

Vòng loại cuộc thi đã diễn ra tại tầng 13 tòa nhà FPT Cầu Giấy (Hà Nội) vào sáng 31/8. Giám đốc Công nghệ FPT Nguyễn Lâm Phương đánh giá cao ý tưởng của 4 đội lọt vào chung kết "Thi viết ứng dụng di động trên hệ điều hành Android (Java) điều khiển robot” - Mobile Robot Challenge do Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT tổ chức.

Dự kiến, vòng chung kết cuộc thi sẽ diễn vào tháng 9, tại khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội). 4 đội sẽ tham gia ba phần thi là Khởi động, Tăng tốc và Về đích. Ở vòng đầu, các đội sẽ lập trình cho robot nhảy múa trên nền nhạc. Vòng hai, các đội lập trình cho robot thực hiện ứng dụng với chủ đề giúp việc gia đình. Tiêu chí chấm điểm là ý tưởng sáng tạo, hữu ích, phương pháp thực hiện thông minh. Ở vòng cuối, các đội sẽ thi đối kháng với nội dung tìm đường trong mê cung.

Đội giành giải Nhất sẽ có phần thưởng trị giá 15 triệu đồng, giải Nhì là 10 triệu đồng và giải Ba 5 triệu đồng.

Anh Trần Thế Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT, Trưởng BTC, cho biết, mục tiêu của cuộc thi Mobile Robot Challenge 2013 là tạo một sân chơi thú vị và bổ ích cho các bạn sinh viên ngành CNTT-VT tham gia. Qua đó khuyến khích tinh thần học hỏi và nghiên cứu các xu hướng công nghệ mới trong giới trẻ. Thông qua cuộc thi, FPT cũng mong muốn đẩy mạnh hơn việc phát triển công nghệ điện toán mây (Cloud computing) và công nghệ di động (Mobility) trên nền hệ thống (platform) của robot Smartoshin.

Chúng ta giới thiệu những hình của vòng loại cuộc thi Mobile Robot Challenge lần đầu tiên được tổ chức:

b

Đội BKCTVHDG, ĐH Bách khoa Hà Nội đã gây ấn tượng mạnh với Ban Giám khảo cuộc thi về ý tưởng “OurTranslator” - ứng dụng cho người khiếm thính và khiếm thị.

b

SRC PTIT mong muốn robot của đội sẽ trở thành một Doremon, là người bạn của trẻ nhỏ, giúp các em học tiếng Việt, tiếng Anh, nhận biết đồ vật - trò chuyện với trẻ.

b

Ban giám khảo cho rằng ý tưởng của Cloudy có thể sẽ được ứng dụng và có tiềm năng phát triển tại các viện bảo tàng, khi biến robot thành hướng dẫn viên.

v

Robot của QATM "đọc" tình trạng đăng kiểm của xe.

v

Robot giải trí Ai thông minh hơn học sinh lớp 5 của đội Bọ cạp nước, ĐH Sư phạm Hà Nội.

v

Ứng dụng quản lý mạng cảm biến không dây thông minh cho gia đình của đội SPI ĐH Bách Khoa Hà Nội.

v

NaoInformer của đội BK Legend, ĐH Bách Khoa Hà Nội, cập nhật luôn ảnh của Ban giám khảo lên Facebook.

v

Ứng dụng Thư ký robot, của đội Dead_Slient - Học viện Bưu chính Viễn thông.

c

Các chuyên gia công nghệ FPT đến xem vòng loại Mobile Robot Challenge.

c

Ban giám khảo đánh giá.

c

Điểm của các đội dựa các yếu tố về ý tưởng sáng tạo, hữu ích, phương pháp thực hiện thông minh và điểm bài tập, đánh giá quá trình làm việc.

c

Trao quà cho 8 đội.

c

Mobile Robot Challenge lần đầu được tổ chức tại FPT.

Triệu Mẫn

Ý kiến

()