Chúng ta

Sếp nhà ‘Cáo’ thi tự luận kỷ luật

Thứ tư, 23/10/2019 | 16:43 GMT+7

Trước khi 500 quản lý thi tự luận, gần 8.500 CBNV FPT Telecom bước vào kỳ thi kỷ luật theo hình thức thi online, diễn ra từ 22 - 25/10. 

Sau ngày thi đầu tiên, FPT Telecom đã có 17% CBNV tham gia kỳ thi đào tạo kỷ luật, tương đương 1.445 người. Trong khi đó đó, hơn 7.000 người còn lại sẽ có thời gian thi trong 3 ngày 23, 24 và 25/10. 

Đặc biệt, với đối tượng cán bộ quản lý (CBQL) từ level 4 trở lên sẽ có phần thi offline vào 3 ngày cuối tháng 10 (28 - 30/10). Theo chị Trịnh Thuỳ Nhung – Trưởng ban Đào tạo FPT Telecom, hiện tại đơn vị đang tiến hành đạo tạo offline cho các cấp quản lý. Dự kiến việc đào tạo kết thúc ngày 25/10 để gần 500 CBQL tham gia kỳ thi kỷ luật. Đề thi sẽ do Ban lãnh đạo bao gồm: Chủ tịch Chu Thanh Hà và các PTGĐ Vũ Thị Mai Hương, Hoàng Trung Kiên, Chu Hùng Thắng và Vũ Anh Tú trực tiếp ra.

FTEL1-9533-1571658719.jpg

CBQL từ level 4 trở lên sẽ thi kỷ luật theo hình thức tự luận. Ảnh: Foxnews. 

Trước đó, đào tạo về kỷ luật, anh Hoàng Trung Kiên – PTGĐ FPT Telecom nhận định, kỷ luật là sự bù đắp cho tập đoàn trong suốt 31 năm. “Chúng ta dành được nhiều thành công dựa trên tính dân chủ, sáng tạo. Tuy nhiên, nếu có thêm ‘chân’ kỷ luật thì FPT sẽ chinh phục được đỉnh cao thế giới”, anh Kiên nói.

Sự khác biệt trong kỷ luật của FPT là mối quan hệ giữa người giao và người nhận nhiệm vụ. Trước đây, chúng ta thực hiện nhiệm vụ có tổ chức theo hàng ngang, hàng dọc, chi nhánh, phòng ban nhưng hiện tại, câu chuyện kỷ luật rõ ràng, đơn giản hơn là quy về trách nhiệm cán bộ cấp trên (người giao việc) và cán bộ cấp dưới (người nhận việc). Theo anh Kiên, mỗi người sẽ có 2 vai trò vừa là người giao vừa là người nhận việc, “vừa là búa, vừa là đe”. Cụ thể, từng người cần linh hoạt xác định vai trò của mình trong mỗi công việc, đặt cao tinh thần trách nhiệm.

“Đối với FPT Telecom, quy trình làm việc này sẽ được áp dụng từ những việc đơn giản nhất như xuất 1 chiếc morden đến vấn đề phức tạp như bàn luận chiến lược”, anh Kiên nhấn mạnh. Qua đây, anh Kiên cũng bày tỏ mong muốn, mỗi CBNV không nhất định phải là lãnh đạo, quản lý nên có suy nghĩ, phong cách làm việc của cả người giao và nhận việc. Như vậy, công việc sẽ tiến triển và đạt hiệu quả tốt hơn. Bên cạnh đó, việc giao/nhận nhiệm vụ có thể tiến hành qua nhiều hình thức như email, SMS, Workchat, Workplace… Ở FPT Telecom, các hình thức giao việc này đang được thực hiện để phù hợp tính chất vùng miền, phủ sóng của đơn vị.

Hiện tại, các đơn vị trong FPT đã, đang tiến hành đào tạo, thi kỷ luật. Nhà Hệ thống có thời gian thi online cùng ngày với FPT Telecom (ngày 22 - 23/10). Các đơn vị còn lại đã tổ chức thi, bao gồm: FPT Software – 8.661/14.186; FPT Education - 1.432/1.503 người đã hoàn thành kỳ thi (17-18/10), đạt tỷ lệ 95%; FPT HO có 270 CBNV thuộc diện học và thi online, tổ chức trong 2 ngày 17-18/10; FPT Retail – 4.636 (14-15/10). Đối với đơn vị FPT Online, toàn bộ CBNV thay vì tổ chức thi thì sẽ làm bài tập với đề bài: “Kế hoạch hành động trong một tháng tới của anh/chị để nâng cao tính kỷ luật, tuân thủ?”.

Tuân thủ kỷ luật đang trở thành chủ đề quan trọng tại FPT. Quyết định “giao/nhận nhiệm vụ, chế độ báo cáo và kỷ luật tuân thủ” được đưa ra dựa trên nhiều ý kiến đóng góp của các cán bộ quản lý, lãnh đạo trong tập đoàn tại các buổi seminar TGB về kỷ luật của anh Trương Gia Bình. Với sự tham gia của hơn 200 cán bộ quản lý (diễn ra tại Hà Nội và TP HCM trong tháng 9), Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đưa ra nhiều lý do để “đã đến lúc FPT phải nâng cao tính kỷ luật”.

"30 năm qua, chúng ta thành công với tinh thần đoàn kết, tính tự giác, nhiệt huyết, chung niềm tin và chất ‘điên’ của người FPT nhưng nếu là tự kỷ luật (tự giác - kỷ luật), thành công của FPT sẽ không dừng ở xuất khẩu phần mềm như 20 năm trước”, anh nói. Vì thế, FPT muốn chinh phục những đỉnh cao mới thì phải cần đến tính tuân thủ tự giác. Tuân thủ là công cụ để FPT sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh với các tập đoàn lớn trên thế giới về chuyển đổi số.

Hà Trần

Ý kiến

()