Chúng ta

Đi nghỉ mát 1 tuần, FPT Education giảm số người dùng Workplace

Thứ tư, 10/7/2019 | 16:10 GMT+7

Sau nhiều tuần có mức tăng ổn định, lượng người dùng Workplace của FPT Education lại giảm trên 30%.

Là đơn vị có đặc thù nghề nghiệp nên việc sử dụng Workplace trở thành công cụ làm việc chính thức với nhà Giáo dục là bước thay đổi lớn. Cụ thể, ngay từ khi bắt đầu triển khai (ngày 31/5), FPT Education đã có nhiều yếu tố phức tạp tác động đến tiến độ sử dụng công cụ này. Một số lý do nổi bật, bao gồm: thay đổi đuôi email (từ fe.com.vn trở thành fpt.com.vn); Thói quen người dùng…

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển ‘nhà’ lên Workplace nhưng số người dùng vẫn tăng ổn định qua các tuần từ 10% đến 25%. Tuy nhiên, tỷ lệ bất ngờ giảm mạnh trong tuần qua (từ ngày 1/7 - 6/7). Cụ thể, so với thời điểm trước đó (đạt trên 60%), người dùng nhà Giáo dục giảm 30,51%. Lý giải về vấn đề này, anh Trần Tuấn Cường, Trưởng ban triển khai Workplace nhà Giáo dục, Trưởng ban Kế hoạch - Tài chính cho biết: “Việc giảm sâu là do CBNV FPT Education bao gồm: cán bộ quản lý, tuyển sinh và một số giảng viên… đang trong thời gian nghỉ hè nên mọi công việc đều tạm ngưng”.

ba-i-WP-FE-3495-1562748579.jpg

Nhóm chia sẻ thông tin thời sự của FPT Education. 

Anh Cường cho biết, hiện tại đơn vị vẫn đang tiếp tục triển khai nhiều nội dung truyền thông để thúc đẩy việc sử dụng công cụ này. Cụ thể, một số trang về đọc sách, giải trí, điện ảnh, học online… đang chuẩn bị mở để thu hút người dùng mới và giữ chân người dùng cũ.

Chị Trịnh Quỳnh Mai, giáo viên Tiểu học & THCS FPT chia sẻ: “Cả trường được nghỉ hè 1 tuần nên hầu như đều không sử dụng Workplace, vì đây là nơi dành cho công việc”. Bên cạnh đó, chị bày tỏ hy vọng Workplace sẽ có thêm trang/nhóm về các loại hình giải trí, nâng cao nghiệp vụ khác để tạo thói quen sử dụng lâu dài.

Tuy nhiên, việc thiết lập các nhóm/hội mới cũng cần có quy định rõ ràng để tránh tình trạng ảnh hưởng đến công việc và việc sử dụng. Ban quản trị dự án Facebook at Work cập nhật quy định khi thiết lập các nhóm. Cụ thể, khi người dùng có nhu cầu lập các nhóm mở (open grop) phải đăng ký tên và nội dung nhóm với Ban quản trị. “Các nhóm có phạm vi trong một công ty, phòng ban; nhóm theo chức năng, sở thích nhất định... nên là các nhóm đóng để tránh ảnh hưởng đồng nghiệp khác.

Theo đó, khi người dùng có nhu cầu mở các nhóm bí mật (secret) cần đăng ký tên và nội dung với Ban quản trị của đơn vị (FPT Telecom, FPT IS, FPT Retail...) hoặc liên hệ trực tiếp với Ban quản trị Dự án. Các nhóm bí mật có thể được sử dụng cho các dự án, công việc yêu cầu bảo mật thông tin cao theo yêu cầu của công ty.

Liên tiếp đứng đầu trong nhiều tuần về việc sử dụng Workplace, Synnex FPT cũng bị giảm gần 5% người dùng trong tuần qua. Tuy nhiên tỷ lệ không quá ảnh hưởng với nhà Phân phối, “việc ra vào, lên xuống là việc tự nhiên. Không có gì đáng ngại”, chị Nguyễn Thu Huyền, Trưởng Phòng truyền thông và marketing Synnex FPT, cho biết.

Bên cạnh đó, với việc tằng gần 7% người dùng mới, nhà Hệ thống trở thành đơn vị có nhiều người dùng Workplace nhất trong tuần qua (91,12%). Sau đó, lần lượt là các đơn vị: FPT Telecom - 81,98%; Synnex FPT - 75,55%; FPT Software - 67,38%; FPT Online - 36,35%; FPT Retail - 18,75%.

Tháng 6/2016, FPT sử dụng Workplace - mạng xã hội dành cho doanh nghiệp, nhằm tăng cường truyền thông, tạo môi trường làm việc kết nối, chia sẻ và gần gũi trong tập đoàn. Tuy nhiên, đến cuối tháng 5, toàn tập đoàn có khoảng 50% CBNV sử dụng Workplace trong tháng.

Workplace là nên tảng truyền thông chuyên biệt giúp người dùng trong một công ty kết nối, giao tiếp nội bộ và hợp tác với nhau trong công việc. Bắt đầu được thử nghiệm từ năm 2015 với tên gọi Facebook at work, Workplace chính thức ra mắt vào tháng 10/2016 với hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký sử dụng. Sau 6 tháng, số lượng tổ chức, doanh nghiệp sử dụng nền tảng này lên tới 14.000 với hơn 400.000 nhóm được tạo ra.

Để tham gia Workplace, nhân viên phải đăng nhập bằng email nội bộ do đó tách biệt được tài khoản công việc và cá nhân, đảm bảo tính riêng tư mà không cần công cụ khác như SMS, email…

Hà Trần

Ý kiến

()