Người ta thường nói đến chiến thuật và chiến lược trong cờ vua. Có người giỏi chơi chiến thuật, có người giỏi chơi chiến lược. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu rõ sự khác nhau này. Họ cho rằng, theo nghĩa thông thường chiến thuật = kế sách ngắn hạn và chiến lược = kế sách dài hạn. Có gì khác nhau đâu vì dù gì ván cờ cũng chỉ diễn ra trong vài giờ? và gì khác nhau đâu vì dù gì ván cờ cũng chỉ diễn ra trong vài giờ?
Cờ vua chứa nhiều giá trị biến ảo, trong đó có giá trị triết học sâu sắc. Các con cờ đều có giá trị so sánh tương đối chính xác, được mọi người công nhận. Con Chốt có giá trị 1, con Mã và Tượng có giá trị 3.5, con Xe có giá trị 5, con Hậu có giá trị 9. Người chơi cờ bình thường có xu hướng giữ quân và khi cần phải đánh đổi, họ luôn so sánh các giá trị của từng quân cờ để đưa ra quyết định. Ngoài ra vị trí của từng quân cờ cũng rất quan trọng. Ví dụ con Mã đứng giữa bàn cờ có thể kiểm soát 8 nước, trong khi con Mã đứng ở góc chỉ kiểm soát được hai nước. Vị trí tốt có hai loại: vị trí phòng thủ tốt và vị trí tấn công tốt. Giữ vững lực lượng và tìm vị trí tốt cho từng chiến binh của mình, chờ đợi đối phương sai lầm là cách chơi cơ bản nhất, còn gọi là cách chơi chiến lược. Những ván cờ chơi chiến lược thường quá chặt chẽ, kéo dài và không hấp dẫn. Điển hình nhất của lối chơi này là cựu vô địch thế giới người Nga Anatoli Karpov.. Những ván cờ chơi chiến lược thường quá chặt chẽ, kéo dài và không hấp dẫn. Điển hình nhất của lối chơi này là cựu vô địch thế giới người Nga Anatoli Karpov.
Cái làm đảo lộn mọi giá trị trong bàn cờ là con Vua. Vì giá trị của Vua là vô hạn, nên con tốt đang uy hiếp Vua của đối phương có thể trở nên giá trị hơn cả con Hậu. Sự biến đổi giá trị này không đơn thuần do vị trí mang lại. Nó quan hệ trực tiếp đến thành bại, bởi vì con cờ nào mất cũng chưa thua, nhưng mất vua thì hết cờ. Lối chơi tấn công trực tiếp vào Vua, sẵn sàng mất quân để có thể tiếp cận, bao vây và uy hiếp vua đối phương chính là lối chơi chiến thuật. Lối chơi này mang tính ngẫu hứng cao, rất đẹp mắt, có thể thắng hay thua rất nhanh. Điển hình nhất của lối chơi này là đại kiện tướng quốc tế Mikhain Tal.
Muốn trở thành đại kiện tướng thế giới (hay cao hơn là vô địch thế giới) nhất thiết phải là người chơi chiến lược giỏi. Không có ai chỉ biết chơi lối chiến thuật mà có thể thắng được một giải lớn. Tuy nhiên, các đại cao thủ làng cờ thế giới như Kasparov, Anand, Fisher, Alekhin... vừa là những chiến lược gia hàng đầu, vừa là bậc thầy trong lối chơi chiến thuật. Họ sử dụng lối chơi này hoặc khi phát hiện thấy đối phương yếu về chiến thuật, hoặc dùng để đối phó khi bị đối phương ép chơi chiến thuật. Chúng ta còn nhớ, năm 2000, Hoàng Thanh Trang của chúng ta thắng dòn dã ba nữ đại kiện tướng quốc tế người Trung Quốc, nhưng lại thua Natalia (Ucrain) rất nhanh trong trận bán kết một cách đáng tiếc. Theo đánh giá của các chuyên gia cờ lúc đó, sức cờ của Hoàng Thanh Trang cao hơn, nhưng nhược điểm lớn nhất của Thanh Trang là yếu trong lối chơi chiến thuật. Điểm yếu này đã bị đối phương phát hiện, và nữ đại kiện tướng quốc tế người Ucrain đã quyết định mạo hiểm dùng lối chơi chiến thuật để ép Thanh Trang và giành thắng lợi.
Chiến lược là quan trọng, nhưng hiểu biết về chiến thuật là không thể thiếu. Đây là một cặp phạm trù triết học, thể hiện hai mặt của phương pháp giành thắng lợi. Sự huyền ảo của bàn cờ vua là vô cùng, bài này chỉ định bàn vài lời về chiến thuật và chiến lược trong cách chơi cờ. Từ bàn cờ đối chiếu ra cuộc sống, mỗi chúng ta đều có thể rút ra những kết luận bổ ích cho riêng mình.
Ý kiến
()Hãy là người đầu tiên
bình luận