Trong đó, FPT Software là đơn vị dẫn đầu về số lượt được tiêm vaccine với 2.626 CBNV trong tổng số 14.920 nhân sự, chiếm tỷ lệ 18%. Số liệu này chưa cập nhật đợt tiêm cao điểm diễn ra thứ Sáu (ngày 25/6).
Tại TP HCM, nhà Phần mềm là đơn vị mở màn cho chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam. Đây là nỗ lực rất lớn của Ban lãnh đạo FPT Software trong việc phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương. Trong ngày 21-22/6, đã có hàng nghìn nhân sự FPT Software hoàn thành mũi tiêm thứ nhất vaccine Covid-19.
Hiện tại, đơn vị cũng đang duy trì mức WFH với tỷ lệ 67%. Trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực TP HCM và TP Đà Nẵng – nơi ghi nhận tình hình dịch vẫn còn diễn biến phức tạp.
Nhà Phần mềm là đơn vị dẫn đầu khi có 2.626 cán bộ, nhân viên đã được tiêm vaccine. Ảnh: FPT Software |
Tại FPT Telecom, đã có 1.737 nhân sự được tiêm vaccine, chiếm tỷ lệ 19%. Nhà Viễn thông FPT cũng đang duy trì mức WFH đạt tỷ lệ 61%. So với ngày 21/6, tỷ lệ WFH đã giảm khá nhiều (từ 73% còn 61%). Nhiều cán bộ, nhân viên tại khu vực Hà Nội đã đến công ty làm việc sau khi có chỉ thị mới từ Tập đoàn.
Tuy nhiên, đơn vị vẫn thắt chặt công tác phòng, chống dịch ở những địa phương có ghi nhận ca nhiễm mới như: TP HCM, Đà Nẵng, Bắc Giang, Quảng Ninh, Phú Yên, Khánh Hoà…
Tại FPT Online, đơn vị có 232 CBNV đã được tiêm vaccine trong tổng số 556 nhân sự, chiếm 41,7 %. Nhà Trực tuyến chính là đơn vị có tỷ lệ tiêm chủng lớn nhất toàn Tập đoàn. Tỷ lệ WFH cũng liên tục dẫn đầu, luôn duy trì ở mức cao với 98%, chỉ bố trí một vài nhân sự trực số/vận hành.
Ngoài ra, các đơn vị khác tại FPT cũng ghi nhận việc tiêm chủng cho CBNV. Tổ chức Giáo dục FPT có 367 nhân sự đã được tiêm vaccine, chiếm 17%. FPT Retail có 140 nhân sự được tiêm, chiếm 11% tổng số nhân sự của đơn vị.
FPT HO, FPT Smart Cloud, FPT Digital, Synnex FPT lần lượt có 19, 14, 2 và 53 cán bộ, nhân viên đã được tiêm vaccine phòng dịch. Riêng FPT IS vẫn chưa ghi nhận việc tiêm chủng.
Căn cứ những diễn biến mới của dịch Covid-19 tại các tỉnh/thành phố, chiều nay (ngày 22/6), Tổng Giám đốc FPT ban hành thông báo về việc điều chỉnh các yêu cầu về làm việc từ xa (WFH). Thông báo này bổ sung cho Chỉ thị 07, và thay thế Thông báo ngày 15/6.
Theo đó, CBNV toàn FPT tại 4 tỉnh/thành phố đang có dịch bùng phát mạnh, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng cao, gồm: TP HCM, Bắc Giang, Bắc Ninh và Đà Nẵng: Áp dụng tỷ lệ WFH theo mức 2 - Bắt buộc toàn bộ CBNV làm việc tại nhà - trừ những trường hợp như: trực hệ thống quan trọng, trực cơ quan và các nhiệm vụ cấp bách khác theo yêu cầu của ban điều hành CTTV phải đến trụ sở/văn phòng/khách hàng làm việc.
Với các tỉnh/thành phố còn lại: người F làm việc từ xa theo mức 1 (Khuyến khích tối đa số lượng CBNV làm việc tại nhà. Tỷ lệ WFH do ban điều hành CTTV quyết định phù hợp với tình hình thực tế tại từng đơn vị, bộ phận).
Trong thông báo mới nhất, TGĐ FPT cũng yêu cầu toàn tập đoàn tiếp tục đảm bảo công tác triển khai phòng chống dịch Covid-19 chặt chẽ tại tất cả các văn phòng, trụ sở, nơi làm việc của FPT trên toàn quốc theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
>>CBNV FPT ở Hà Nội có thể trở lại văn phòng
Nguyễn Huy
Ý kiến
()