Chúng ta

FPT Telecom miền Trung chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới

Thứ ba, 29/10/2019 | 13:55 GMT+7

Các chi nhánh FPT Telecom miền Trung đã triển khai công tác phòng chống khi có tin áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão.

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, sáng 29/10, tâm áp thấp nhiệt đới cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 200 km về phía Đông, sức gió tối đa 60 km/h (cấp 7), giật cấp 9. Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng15km và khả năng mạnh lên thành bãoNếu áp thấp nhiệt đới thành bão sẽ là cơn bão số 5 vào biển Đông trong năm.

Đến 1h ngày 30/10, vị trí tâm bão ở cách các tỉnh Phú Yên - Khánh Hòa khoảng 410km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 10,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông Kinh tuyến 111,0 độ Kinh Đông.

Đến ngày 31/10, tâm áp thấp nhiệt đới nằm trên đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ với sức gió vùng gần tâm đạt cấp 6-7, giật cấp 9. Áp thấp nhiệt đới sẽ giữ nguyên hướng di chuyển, giảm vận tốc xuống còn 15-20 km/h và suy yếu thành một vùng áp thấp.

ap-thap-nhiet-doi-29-0718367.jpg

Áp thấp nhiệt đới được dự báo mạnh lên thành bão, đi vào đất liền các tỉnh Bình Định - Ninh Thuận trong các ngày 30-31/10 với sức gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Ảnh: TTXVN

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết kèm theo mưa lớn, các đơn vị FPT Telecom miền Trung như Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa hay Quảng Ngãi... đang kiểm tra, gia cố và chuẩn bị các phương án ứng phó khi bão đổ bộ. Hầu hết chi nhánh đều đã rà soát hạ tầng, đài trạm tại 100% POP ở khu vực. Bên cạnh đó, vật tư, công cụ, nguồn lực ứng cứu đã sẵn sàng. Lãnh đạo chi nhánh đều thông báo và yêu cầu các bộ phận theo dõi, bám sát tình hình bão, cập nhật thông tin, báo cáo thường xuyên về tình hình của bão.

"Từ hôm qua, Khánh Hòa đã triển khai rà soát hạ tầng và chuẩn bị vật tư. Một số POP có nguy cơ bị ngập đã được nâng lên và gia cố để đảm bảo an toàn khi thời tiết xấu", anh Nguyễn Thanh Sơn, PGĐ FPT Telecom Khánh Hòa, nói và cho biết chi nhánh đã lập Ban phòng chống lụt bão nội bộ do Ban giám đốc chỉ đạo và điều phối. Các phòng cũng đã họp và lên kế hoạch nhân sự để trực cùng công tác ứng cứu sau bão.

Tại chi nhánh Khánh Hòa, Văn phòng giao dịch Vạn Ninh và Cam Ranh có nguồn lực ít, địa hình phức tạp nên cũng đã lên phương án đặc biệt để ứng phó. "Bố trí nhân sự từ Nha Trang ra để túc trực từ ngày mai nhằm kịp thời triển khai các phương án. Chi nhánh đồng thời liên lạc với HO để chuẩn bị nguồn ứng cứu khi có bão bổ bộ trực tiếp vào Khánh Hòa", anh thông tin.

Nằm trong vùng có khả năng bị bão đổ độ, FPT Telecom Bình Định cũng đã lên phương án và sẵn sàng về mặt con người để ứng phó. Tại văn phòng làm việc, 10 nội dung cần làm cũng được chi nhánh liệt ra như lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư dự phòng, hậu cần sẵn sàng... "Bình Định thường bị ngập nặng khi bị ảnh hưởng của hoàn lưu bão. Do đó, chi nhánh tập trung nâng POP lên mức an toàn và trực chiến 24/24 nhằm đảm bảo các phương án được thông suốt. Sẽ có 4 nhân sự trực tại Văn phòng giao dịch cùng 2 nhân sự trực tại văn phòng An Nhơn và 1 nhân sự trực tại văn phòng Bồng Sơn", anh Võ Hùng Phi, Trưởng phòng Kỹ thuật chi nhánh Bình Định, cho biết.

Sau nhiều năm ứng phó với thời tiết mưa bão, bản thân anh Phi cùng chi nhánh cũng đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm. Ban giám đốc ưu tiên phương án bám sát diễn biến cũng như hướng đi của bão để có thể lên phương án tốt nhất về công tác ứng cứu, đặc biệt phối với các sở ban ngành và nhà mạng khác ở địa phương để tiện phối hợp. Các phòng ban bố trí nhân sự luôn trong tư thế sẵn sàng ứng cứu khi cần thiết...

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, trong hai ngày 30-31/10, các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên có mưa rất to. Tổng lượng mưa 300-400 mm mỗi đợt, riêng Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa 400-600 mm mỗi đợt. Mưa to cũng xuất hiện ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế từ ngày 31/10 đến 2/11 với tổng lượng mưa phổ biến 200-300 mm mỗi đợt, riêng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình 300-500 mm mỗi đợt. Ở các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ có mưa lớn trong hai ngày 4-5/11.

Từ ngày 30/10, một đợt lũ sẽ xuất hiện trên các sông từ Hà Tĩnh đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên với đỉnh lũ ở mức báo động 2-3, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, khu vực Bắc và giữa Biển Đông và vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa có gió mạnh lên cấp 8, giật cấp 10; biển động rất mạnh. Vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Ninh Thuận từ ngày mai trong tình trạng tương tự.

>> FPT Telecom miền Trung chủ động ứng phó bão Podul

Việt Nguyễn

Ý kiến

()