Chúng ta

FPT Education tiên phong áp dụng học thuyết Kiến tạo vào giảng dạy

Thứ năm, 3/6/2021 | 10:09 GMT+7

Từ ngay học kỳ Summer 2021 này, học thuyết Constructivism - Kiến tạo - sẽ  được thí điểm triển khai cho một số môn học tại Đại học FPT. 

Chủ tịch Trương Gia Bình từng khẳng định Constructivivism là “sức mạnh làm nên tôi và FPT ngày hôm nay”. Người đứng đầu FPT cũng đã tự mình đứng lớp dạy toán bằng chính phương pháp Contructivism cho sinh viên trường F. Với triết lý giáo dục đào tạo "là quá trình tổ chức và quản lý việc tự học của người học”, FPT Education đã nghiên cứu bài bản và chính thức đưa phương pháp này vào áp dụng ngay trong học kỳ Summer năm nay với một số môn học.

Contructivism được bắt nguồn tư tưởng bởi J.Piaget - Nhà tâm lý học và triết học người Thuỵ Sỹ. Theo đó, người học không phải là một cái “thùng rỗng” chờ người dạy “rót đầy” mà là một chủ thể sáng tạo, chủ động tiếp nhận những kiến thức, kinh nghiệm mới trên cơ sở vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã có.

ktao-5601-1622536799.jpg

Constructivism được coi là phương pháp khuyến khích sinh viên tự học, tự nghiên cứu và tự xây dựng kiến thức cho mình.

Từ đó, Constructivism được coi là phương pháp khuyến khích sinh viên tự học, tự nghiên cứu và tự xây dựng kiến thức cho mình, còn giảng viên chỉ đóng vai trò tổ chức điều khiển và kiểm soát quá trình tự học của sinh viên.

“Đặc biệt, phương pháp dạy học này sẽ mang lại những hiệu quả vượt trội khi ứng dụng công nghệ thông tin. Hiện tại Đại học FPT đang áp dụng nền tảng EduNext vào quá trình giảng dạy để hỗ trợ tối đa cho phương pháp này”, anh Huỳnh Văn Bảy - Trưởng ban Đào tạo Đại học FPT Cần Thơ - phân tích.

Anh Bảy cũng nhấn mạnh Constructivism có 2 đặc trưng, khác biệt so với phương pháp dạy học truyền thống thầy giảng - trò nghe. Đầu tiên là giảng viên sẽ hạn chế lối thuyết giảng truyền thống trên lớp, mà thay vào đó là chuẩn bị tài liệu, hướng dẫn cho sinh viên cách học bài, cách nghiên cứu bài trước khi đến lớp. Khi lên lớp, giảng viên sử dụng bộ câu hỏi kiến tạo đã chuẩn bị, đặt câu hỏi để người học lần lượt trả lời.

Thứ hai, với phương pháp này sinh viên luôn phải nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp. Khi đến lớp, sinh viên chủ động trả lời các câu hỏi, lắng nghe hoặc phản biện câu trả lời của sinh viên khác để từ đó rút ra kiến thức cho bản thân. 

ktao-2-4954-1622536799.jpg

Sự khác biệt của phương pháp học Kiến tạo so với truyền thống.

Nhờ sự khác biệt này, học thuyết Kiến tạo sẽ khắc phục được lối truyền thụ một chiều, khuôn sáo và rèn luyện cho sinh viên nhiều kỹ năng như: tự học, phản biện, làm việc nhóm, thuyết trình, hợp tác... Đây chính là những hành trang tốt nhất, tạo nên những kỹ năng cốt lõi của công dân thế kỷ 21 cho sinh viên của Đại học FPT.

Áp dụng Constructivism vào quá trình giảng dạy, nhà Giáo dục đã khái quát thành 4 bước dạy và học Kiến tạo: huy động trải nghiệm, kết nối tri thức, tranh luận khoa học và vận dụng tri thức. Ngay khi triển khai ở kỳ Summer, công tác giảng dạy tại Đại học FPT Cần Thơ đã cho thấy những thuận lợi đáng kể. Hệ thống EduNext hỗ trợ giảng viên trên lớp trong các khâu tổ chức cho sinh viên gửi câu trả lời, bình luận và vote (biểu quyết). Sinh viên cũng nhiệt tình hưởng ứng, nghiên cứu bài trước khi đến lớp, vào lớp thì tập trung gửi câu trả lời, bình luận, vote,… và giảm hiện tượng mất tập trung.

Chị Huệ Thu - Giảng viên tại Đại học FPT Hà Nội - chia sẻ: “Phương pháp này thực sự lấy người học làm trung tâm. Tinh thần “học thầy không tày học bạn” rất đúng với đặc trưng dạy và học theo Constructivism. Riêng với lĩnh vực Marketing - Communication, không có giáo trình nào cập nhật bằng chính quá trình tìm hiểu xã hội, trải nghiệm của các bạn sinh viên khi theo học theo thuyết kiến tạo”.

Hà My 

Ảnh: ĐVCC

Ý kiến

()