Chúng ta

Dragon Capital liên tiếp gom cổ phiếu FPT Retail

Thứ sáu, 28/6/2019 | 08:50 GMT+7

Nhóm quỹ ngoại nâng sở hữu cổ phiếu FRT lên 12,403 triệu đơn vị, tương ứng tăng tỉ lệ sở hữu từ 17,805% lên 18,055%.

Nhóm quỹ ngoại Dragon Capital vừa báo cáo thay đổi về sở hữu tại Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, mã: FRT). Theo đó, nhóm quỹ này mua vào tổng cộng 170.950 cổ phiếu.

Cụ thể, DC Developing Markets Strategies PLC mua thêm 27.200 cổ phiếu FRT, nâng tỉ lệ sở hữu từ 1,113% lên 1,153%, tương ứng 791.950 cổ phiếu. KB Vietnam Focus Balanced Fund nâng sở hữu từ 456.874 đơn vị lên 485.624 đơn vị, tương ứng tỉ lệ tăng 0,665% lên 0,707% vốn điều lệ.

Trong khi đó, Aquila SPC Ltd, Norges BankVietnam Co-Investment Fund cùng sở hữu thêm 25.000 cổ phiếu FRT. Sau giao dịch, ba quỹ này sở hữu số cổ phiếu lần lượt: 811.903, 527.800 và 225.000, tương ứng tỉ lệ là 1,182%, 0,768% và 0,327%.

Cùng thời điểm, Hanoi Investment Holdings LimitedSamsung Vietnam Securities Master Investment Trust (Equity) cùng mua thêm 20.000 đơn vị.

Sau giao dịch, nhóm Dragon Capital nâng sở hữu cổ phiếu FRT từ 12,232 triệu đơn vị lên 12,403 triệu đơn vị, tương ứng tăng tỉ lệ sở hữu từ 17,805% lên 18,055%.

cp-frt-9805-1561686501.png

Giao dịch cổ phiếu FRT của nhóm Dragon Capital.

Gần đây, nhóm Dragon Capital liên tục mua vào FRT khi mã chứng khoán này giao dịch tại vùng đáy. Tính từ đầu tháng 6, nhóm quỹ ngoại này tăng sở hữu từ 11,56 triệu đơn vị lên 12,403 triệu đơn vị, tương ứng tỉ lệ tăng từ 16,825% lên 18,055%.

Trong 1 tháng gần đây, thị giá FRT có sự hồi phục khi có thời điểm rơi xuống dưới mốc 50.000 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu Bán lẻ nhà F vừa có 2 phiên xanh bất chấp VNIndex đỏ sàn. Cụ thể, ngày 26/6 tăng 2,4% và phiên 27/6 tăng 2%. Từ mốc 57.400 đồng, FRT mở sàn hôm nay (ngày 28/6) với giá 60.000 đồng/cổ phiếu.

Ngày 27/6, đơn vị vận hành hệ thống FPT Shop được tôn vinh “Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam năm 2018” tại sự kiện trang trọng diễn ra ở TP HCM do Tạp chí Nhịp cầu Đầu tư tổ chức. Top 50 triển khai trên cơ sở đo lường kết quả kinh doanh các công ty liên tiếp 3 năm, dựa vào 3 chỉ số tăng trưởng: doanh thu, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên cổ phiếu. Kết quả đo lường nhằm đánh giá khách quan năng lực quản trị của doanh nghiệp.

Top 50 trải qua 8 năm khảo sát và xếp hạng thành công các công ty (từ năm 2011). Đây là lần đầu tiên FPT Retail được vinh danh trong bảng xếp hạng này, ngay sau khi công ty chính thức lên sàn vào tháng 4/2018. Theo đó, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT được vinh danh trong Top 50 với các chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu kép (SR-CAGR) 18,73%, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 39,4% và vốn hóa thị trường là 0,14 tỷ USD.

Kết thúc 5 tháng đầu năm 2019, FPT Retail ghi nhận doanh thu thuần đạt 6.666 tỷ đồng, tăng trưởng 8% so với 5 tháng đầu năm 2018. Đặc biệt, doanh thu mảng thương mại điện tử tăng trưởng ở mức 46% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 151 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế FPT Retail theo đó đạt 119 tỷ đồng, tăng trưởng 7% so với cùng kỳ năm 2018.

>> SCIC lên kế hoạch thoái vốn tại FPT thu về nghìn tỷ

Hà An

Ý kiến

()