“Mục đích của báo cáo là làm nổi bật những công ty tiên phong đã sớm thực hiện thành công những bước đầu tiên để trở thành công ty toàn cầu”, ông Douglas Jackson, CEO BCG Việt Nam, chia sẻ trên tờ Pháp luật TP HCM. “Tiêu chí là doanh nghiệp đó hội đủ một số điều kiện: Có trụ sở tại Đông Nam Á, mức độ tăng trưởng, doanh thu hằng năm tối thiểu 500 triệu USD; Có khát vọng vươn ra thế giới và truyền đạt được điều đó".
Ông Douglas Jackson, CEO BCG Việt Nam. Ảnh: Pháp luật TP HCM. |
Lý giải cho việc Việt Nam có hàng trăm nghìn doanh nghiệp nhưng BCG chỉ chọn có ba cái tên đủ khả năng vươn ra toàn cầu, CEO BCG Việt Nam cho rằng đằng sau sự thành công của các công ty trên có rất nhiều yếu tố.
“Mỗi công ty có chiến lược riêng nên khó đánh giá, song có thể thấy điểm chung của họ là xây dựng nền tảng kinh doanh vững mạnh trong thị trường nội địa trước khi tấn công ra thị trường quốc tế”, ông Jackson nhấn mạnh. “Điều này rất quan trọng vì khi kinh doanh ở nước ngoài thì những nhà quản lý sẽ lơ là với thị trường nội địa và tạo lợi thế cho các đối thủ. Thêm nữa, FPT, Vinamilk và Viettel đều chọn tham gia những thị trường mà trước đó họ đã đạt được từ thị trường nội địa, sẽ tạo lợi thế cho họ trên thị trường quốc tế”.
CEO BCG Việt Nam cho rằng, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh khốc liệt hiện nay, nằm ở điểm có khả năng thấu hiểu khách hàng. “Vì doanh nghiệp đã tồn tại kinh doanh lâu, hiểu điều kiện kinh tế địa phương mà các công ty nước ngoài khó có thể hiểu được”.
Đoàn lãnh đạo FPT và RWE trong dịp M&A năm 2014. Ảnh: FPT Slovakia. |
Tháng 6/2014, FPT hoàn tất mua lại Công ty RWE IT Slovakia, thuộc Tập đoàn RWE (Đức). Kể từ ngày 1/7, RWE IT Slovakia được đổi tên thành FPT Slovakia, chính thức ghi dấu bước chân của FPT trên nấc thang toàn cầu hóa. Mới đây, ngày 6/7, FPT trở thành doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên được Bộ Truyền thông và Công nghệ Thông tin Myanmar cấp phép triển khai hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông, tạo cơ sở cho việc phát triển dịch vụ internet tại đây.
Đến nay, FPT đã hiện diện tại 19 quốc gia trên thế giới. Khu vực Đông Nam Á FPT có mặt gần hết, gồm: Myanmar, Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore và Philippines. Các nước khác trong khu vực châu Á gồm: Kuwait, Nhật và Bangladesh. Châu Đại dương có Australia. Châu Âu là Anh, Hà Lan, Đức, Slovakia, Pháp; Châu Mỹ: Mỹ.
Với mạng lưới này, FPT có thể cùng lúc sử dụng nguồn lực trên toàn cầu và tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ/giải pháp cho khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Hiện FPT là đối tác cung cấp dịch vụ của hơn 350 công ty lớn trên phạm vi toàn cầu, trong đó có trên 40 khách hàng thuộc danh sách Fortune 500. Đồng thời là đối tác công nghệ cấp cao của các hãng công nghệ hàng đầu như Microsoft, Amazon Web Services, SAP…
Định hướng toàn cầu hóa của FPT đang thể hiện kết quả khả quan với doanh thu từ thị trường nước ngoài sau 9 tháng tăng 36% so với cùng kỳ, đạt 3.409 tỷ đồng, tương đương 156 triệu USD.
>> FPT đặt mục tiêu tăng tưởng 30% trong 15 năm tới
Nguyên Văn
Ý kiến
()