Chia sẻ với hãng tin Bloomberg tại Hội nghị thượng đỉnh Kinh doanh ASEAN tại Hà Nội hôm thứ Năm vừa qua, Chủ tịch Trương Gia Bình của FPT cho biết công ty đã sẵn sàng bỏ ra 50 triệu USD cho mỗi thương vụ nêu trên.
Ông cũng chỉ ra rằng châu Âu, Nhật Bản và Mỹ là những khu vực mà công ty có mối quan tâm đặc biệt, mặc dù không nêu rõ các mục tiêu cụ thể tại mỗi thị trường này.
FPT là một trong số các công ty nội địa đang mở rộng hoạt động ra quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng doanh thu qua các thị trường phát triển hơn.
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình (giữa) tại Hội nghị Davos, Thụy Sĩ. |
Từng tuyên bố sẽ mua lại các công ty công nghệ trong lĩnh vực truyền thông hoặc dịch vụ tài chính, FPT đặt mục tiêu sẽ chốt hai thỏa thuận mua lại ở Nhật Bản và Mỹ trong năm nay.
"Chúng tôi tìm kiếm các cơ hội sáp nhập và mua lại trên khắp thế giới. Chúng tôi muốn có chuyên môn sâu hơn", ông Trương Gia Bình cho biết.
Năm 2014, FPT đã mua lại công ty RWE IT Slovakia, đánh dấu thương vụ mua lại ở thị trường ngoại quốc đầu tiên của công ty.
Theo ông Bình, các thỏa thuận mua lại này đều nhằm mục tiêu tăng thu nhập từ nước ngoài từ 203,3 triệu USD trong 10 tháng đầu năm 2016 lên 1 tỷ USD vào năm 2020. Tổng doanh thu năm ngoái của FPT đã đạt 40.000 tỷ đồng (khoảng 1,8 triệu USD).
Vào 2h15 chiều ngày 8/12 tại thị trường chứng khoán TP HCM, giá cổ phiếu FPT đã tăng 0,4% lên 42.250 đồng một cổ phiếu. Cổ phiếu FPT cũng chuẩn bị đón chờ năm có lãi thứ tư liên tiếp.
Cùng với FPT, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk cũng đang lên kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh ra toàn cầu để tăng gần gấp đôi doanh thu lên 3 tỷ USD vào năm 2017. Công ty sữa lớn nhất Việt Nam đang tiến hành các cuộc đàm phán để mua lại một công ty nữa ở Mỹ và kỳ vọng sẽ ký được hợp đồng vào năm sau.
>> Chủ tịch FPT: 'Việt Nam sẽ thành Ấn Độ mới trong lĩnh vực công nghệ'
Vietnam Plus
Ý kiến
()