13h chiều 12/7, nhận thông tin từ Sở Y tế, đội ngũ kỹ thuật FPT Telecom đã đến khu vực bệnh viện dã chiến số 7, 8 ở phường An Khánh, Thủ Đức để thực hiện khảo sát và lên phương án triển khai. Theo đó, nhà Viễn thông sẽ lắp 2 đường truyền (tổng 400mbps), 6 thiết bị Access Point phát Wi-Fi, 30 camera giám sát và 3 bộ thiết bị OnMeeting hỗ trợ hội nghị trực tuyến.
Cùng thời điểm, FPT Software cũng chuẩn bị 30 bộ máy tính và 2 máy in chuyển đến cho 2 bệnh viện.
Loạt máy tính do FPT Software cung cấp được chuyển từ campus F-Town. Ảnh: Hà Tiểu Mai. |
Theo Foxnews, để đảm bảo an toàn, nhóm nhân sự triển khai của FPT Telecom được yêu cầu mặc bảo hộ y tế khi triển khai. Do Bệnh viện dã chiến số 7, 8 nằm trong khu vực hạ tầng độc quyền, vì vậy đội ngũ kỹ thuật phải thực hiện neo cáp trên các thiết bị phát sáng của điện lực với tuyến cáp trung bình 500 - 600m, xa và khó khăn hơn những lần triển khai trước. Vì vậy, đội kỹ thuật mất 6 giờ (từ 13h đến 18h) để thực hiện việc neo cáp hạ tầng. Sau đó, việc lắp đặt camera giám sát và thiết bị hỗ trợ họp trực tuyến Onmeeting sẽ được dồn nguồn nhân lực thực hiện lần lượt từng block.
Đêm qua (13/7), loạt máy tính, máy in và hệ thống mạng Internet, camera giám sát, phòng trực tuyến tại khu vực bệnh viện dã chiến số 7 đã hoàn tất, kịp phục vụ việc vận hành. Ngay trong đêm, đội ngũ kỹ thuật FPT Telecom đã nỗ lực nhanh chóng lắp đặt trang thiết bị tại Bệnh viện dã chiến số 8 để kịp thời bàn giao trước khi bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân.
Kỹ thuật viên FPT Telecom triển khai hệ thống mạng ở Bệnh viện dã chiến số 7. |
Giữ vững tinh thần chung tay góp sức phòng chống dịch trên địa bàn thành phố, đầu tháng 7 FPT cũng đã nhanh chóng triển khai lắp đặt hạ tầng, thiết bị CNTT cấp thiết cho Bệnh viện dã chiến ở Thủ Đức, Bệnh viện dã chiến ở Bình Chánh để kịp thời hỗ trợ cho hoạt động khám, chữa bệnh hàng ngày của các y bác sĩ tuyến đầu.
>> Giám đốc dự án HoSE: ‘Tôi nhận lời vì dự án khó, phức tạp’
TH
Ý kiến
()