Ứng dụng bắt taxi tập trung vào một lượng dữ liệu lớn của tất cả người dùng. Keith Chen, người đứng đầu nghiên cứu kinh tế của công ty này, tiết lộ cách Uber dùng nó để đưa vào chiến lược kinh doanh của mình. Ông nói rằng lượng pin của người dùng vơi đi là “một trong những yếu tố dự báo mạnh mẽ nhất đến việc họ chi tiền”. Nói cách khác, nó liên quan đến việc người dùng đồng ý trả 1,5-2 lần hay hơn thế nữa so với bình thường trong một chuyến đi.
Uber có một nguồn dữ liệu khổng lồ của người dùng nhưng họ khẳng định mình "có trách nhiệm một cách nghiêm túc" với lượng thông tin này. |
Uber biết khi nào người dùng đang trong trạng thái gần hết pin điện thoại bởi ứng dụng cần phải dùng thông tin này để đi vào chế độ tiết kiệm điện năng. “Khi điện thoại bạn chỉ còn 5% pin và biểu tượng pin chuyển sang màu đỏ, mọi người bắt đầu nói tôi nên về nhà và tôi không biết làm cách nào khác để về nhà. Chúng tôi hoàn toàn không sử dụng điều này để bắt bạn phải trả mức giá cao hơn. Nhưng đó là một thực tế tâm lý thú vị của hành vi con người”, ông Chen cho biết.
Uber cũng phát hiện ra “hiệu ứng số quay vòng” mạnh mẽ trong việc liệu người ta có đồng ý trả thêm tiền và giải thích vì sao công ty có nhiều khả năng cung cấp cho bạn một hành trình có giá “2,X” lần bình thường so với 2X. Bởi khi chúng ta nói với ai đó hành trình của bạn tốn phí gấp 2 lần bình thường, người ta sẽ nghĩ nó thật kỳ lạ và không công bằng. “Trong khi đó, nếu bạn nói chuyến đi sẽ gấp 2,1 lần so với bình thường họ sẽ nghĩ có một thuật toán thông minh nào đó. Nó có vẻ không bị cho là không công bằng”, người đứng đầu nghiên cứu kinh tế của Uber cho hay.
Ông Chen nói rằng Uber có quyền truy cập vào một số lượng lớn dữ liệu, vì thế họ có những nhân viên làm việc bảo mật trong công ty. “Thậm chí khi là nhân viên của công ty, tôi cũng phải hết sức cẩn thận trong cách mình rà soát dữ liệu. Chúng tôi biết trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo thông tin của khách hàng”.
>> 10 điều thú vị về CEO Microsoft
Yến Nhi (theo Independent)
Ý kiến
()