Trong quá trình triển khai hệ thống quản lý ký túc xá OCD của Đại học FPT, việc quản lý tài chính vẫn còn thực hiện thủ công, có nhiều sai sót và mất nhiều thời gian, nguồn lực để thực hiện.
Nhận thấy những bất cập trên, tháng 12/2018, chị Nguyễn Ngọc Vân đã đề xuất sáng kiến xây dựng “Công cụ quét thu công nợ tự động” trong chương trình FE LOTT để “đặt hàng” phòng Nghiên cứu & Phát triển ứng dụng, trực tiếp là anh Bùi Văn Phát, giải quyết bài toán này.
Với 2 nhân sự chính và một người hỗ trợ trên hệ thống, công cụ được triển khai trên thực tế chỉ sau một tháng kể từ lúc lên ý tưởng. Công cụ này được xây dựng trên nền tảng web và tích hợp với hệ thống quản lý ví điện tử trên FAP.
Với hơn 3.000 sinh viên ở KTX, để theo dõi công nợ, trước đây, cán bộ quản lý phải đăng nhập nhiều hệ thống với nhiều account, mất trung bình 1-3 phút để rà soát mỗi sinh viên, tương đương hơn 6 ngày làm việc để hoàn thành. Hiện nay, cán bộ quản lý KTX chỉ cần đăng nhập OCD, ấn nút quét nợ, hệ thống sẽ tự động thu nợ từ ví FAP, sau đó chuyển lại bản báo cáo bằng excel. Thông tin thu hồi nợ lập tức được cập nhật trong module dành cho sinh viên ở cả FAP và hệ thống OCD.
Công cụ quét thu công nợ tự động được triển khai và tích hợp vào hệ thống OCD từ tháng 1/2019, đã giúp ĐH FPT tại Hòa Lạc tiết kiệm được khoảng 125 ngày làm việc mỗi năm, tránh lỗi thường gặp do yếu tố con người và dự kiến sẽ triển khai toàn hệ thống KTX của ĐH FPT toàn quốc.
Video tổng quan về sản phẩm:
"Công cụ quét thu công nợ tự động" (FPT Education) đạt giải Bạc vòng Chung khảo iKhiến số thứ 6, cùng "Giải pháp số hóa tài liệu tích hợp trí tuệ nhân tạo AkaDoc" (FPT Software) và "Giá ra cáp đa chức năng" (FPT Telecom). Giải Đồng thuộc về sáng tạo "Ldap input tool" (FPT IS) và "Nền tảng tổng hợp công cụ quản trị Approve now" (FPT Software). Sáng tạo "POS - Hóa đơn điện tử" (FPT Telecom) xuất sắc giành giải Vàng khi giúp nhà "Cáo" tiết kiệm 108 nhân sự và hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Ngoài ra, BGK cũng trao thêm 2 giải Chuyển đổi số cho iKhiến "Giải pháp số hóa tài liệu tích hợp trí tuệ nhân tạo AkaDoc" và "POS - Hóa đơn điện tử" cùng2 giải "Không khiến" cho các sáng tạo: "Ldap input tool" và "Giá ra cáp đa chức năng".
Tính đến hết tháng 10, iKhiến mùa thứ ba ghi nhận tổng số 106 sáng tạo đăng ký tham dự, trong đó có 97 sáng tạo hợp lệ. FPT Telecom vẫn đang dẫn đầu về số lượng đăng ký, FPT Software và FPT IS theo sát phía sau. FPT HO, FPT Retail vẫn xếp cuối và không có nhiều thay đổi.
Ở bảng tổng sắp giải thưởng, FPT Telecom vượt lên với 62 điểm, trong đó có 3 Vàng, 6 Bạc và 1 Đồng. FPT Software cũng sở hữu 3 giải Vàng nhưng xếp thứ 2 khi chỉ có 44 điểm. Với 4 giải Bạc, FPT Education vươn lên hạng 3 và đẩy FPT IS xuống hạng 4. Các thứ hạng còn lại không có nhiều biến động khi FPT HO, FPT Online, FPT Retail và Synnex FPT vẫn ở top sau.
iKhiến là giải thưởng sáng tạo FPT nhằm tìm kiếm, tôn vinh những sáng tạo của người FPT. Giải thưởng tạo điều kiện thúc đẩy, mang lại cơ hội đầu tư (tiền bạc và nguồn lực) cho tác giả và mở ra hướng phát triển mới với sự tư vấn của các chuyên gia. Đồng thời giúp các tác giả quảng bá được sáng tạo, kết nối với cộng đồng sáng tạo. iKhiến 2018 chứng kiến màn lên ngôi xứng đáng của “nữ chiến binh” nhà 'Cáo', tác giả Võ Thị Hồng Phương với chương trình dự đoán rời mạng Internet và Truyền hình FPT. Mùa iKhiến thứ hai kết thúc với các con số nổi bật: 123 sáng tạo đến trong tập đoàn; 96 tác giả dự thi; FPT IS nhiều iKhiến nhất với 36 sáng tạo; Số giải Vàng iKhiến - 10 giải; Nhiều đơn vị thưởng gấp đôi cho iKhiến... |
>>'Tôi sẽ có nhiều cải tiến hơn nữa để gặp anh Bình'
Tiến Rinh
Ý kiến
()