Chúng ta

Giáo sư Malaysia và Đài Loan làm diễn giả IoT tại FPT Education

Thứ năm, 15/8/2019 | 09:49 GMT+7

Trong khuôn khổ Research Festival 2019 với chủ đề Internet of Things tại ĐH FPT Cần Thơ, nhiều diễn giả đến từ các trường đại học quốc tế sẽ là diễn giả của lớp học Summer School.

Research Festival 2019 có chủ đề Internet of Things sẽ diễn ra tại ĐH FPT phân hiệu Cần Thơ trong hai ngày 15-16/8 với nhiều sự kiện. Không chỉ được chứng kiến màn tranh tài giữa các đội chơi IoT Showcase Contest, giao lưu với doanh nghiệp IoT tại Việt Nam, khách tham dự còn được gặp mặt với các chuyên gia hàng đầu về IoT trong nước và quốc tế tại chuỗi hội thảo.

Giáo sư Mohd Fadzil Hanssan (Đại học Công nghệ Petronas, Malaysia)

Tốt nghiệp Cử nhân Quản trị Kinh doanh (ĐH Colorado, Mỹ), Thạc sĩ Trí tuệ nhân tạo (ĐH Edinburgh, Vương quốc Anh) và Tiến sĩ Tin học tại Trung tâm hệ thống thông minh và ứng dụng (CISA), vị giáo sư sinh năm 1976 đã làm việc nhiều năm trong ngành Công nghệ thông - Truyền thông.

Ông từng tham gia và hoàn thiện nhiều hoạt động nghiên cứu như: Mô hình máy tính của pin mặt trời thực tế ảo (2008 – 2010), Phát triển hoàn thiện hệ thống quản lý đường ống thông minh (2017 – 2018), Quy trình phát triển phần mềm cho Doanh nghiệp phần mềm vừa và nhỏ (2013 – 2014)…

13-12-2016-15-23-13-4335966-la-3367-2929

Giáo sư Hanssan (thứ 2, từ trái sang) sẽ giới thiệu về xu hướng tương lai của ngành IoT tại sự kiện.

Giáo sư Hanssan đã xuất bản 2 cuốn sách mang tên: Sổ tay nghiên cứu về xu hướng và định hướng tương lai trong Big Date và Web (2015) và Laporan Pelan Halatuju Pengajian Siswazah Malaysia 2017 – 2025 (2018) và có nhiều bài báo, đóng góp cho hội thảo cùng các tác phẩm xuất bản khác liên quan tới CNTT.

Tại Research Festival 2019, ông sẽ là diễn giả của lớp học Summer School với chủ đề "Fundamental of Architecture for Latency Reduction in Healthcare Internet-of-Things", đồng thời sẽ diễn thuyết tại hội trường lớn với chủ đề "IoT - Current States & Future Trends" (Các quốc gia hiện tại và xu hướng tương lai). Với khối lượng kiến thức khổng lồ tích lũy được thông qua quá trình học tập và làm việc, GS Hanssan hứa hẹn sẽ đem đến những bài học bổ ích cho khách tham dự.

Giáo sư Hsiang-Chen Wang, Đại học quốc gia Chung Cheng (CCU - Đài Loan)

Giáo sư Wang là chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ điện tử lượng tử và Laser, Công nghệ chiếu sáng màu và hệ thống chiếu sáng, Vật liệu và thiết bị bán dẫn quang điện tử, Khoa học và Kỹ thuật y sinh. Năm 1999, ông tốt nghiệp Cử nhân khoa học chuyên ngành Vật lý tại ĐH Quốc gia Tôn Trung Sơn. Năm 2001, ông lấy bằng Thạc sĩ cùng chuyên ngành và năm 2006, ông hoàn thành Tiến sĩ ngành quang tử và quang điện tử, ĐH Quốc gia Đài Loan.

Từ năm 2006, ông đã giữ nhiều vị trí quan trọng như: Kỹ sư nghiên cứu - phát triển, Giáo sư ưu tú tại Viện nghiên cứu Công nghệ công nghiệp miền Nam và Trung tâm ứng dụng công nghệ laser; Giáo sư toàn thời gian tại Học viện cơ điện tử (ĐHQG Chung Cheng); Phó Trưởng khoa trường Cao đẳng kỹ thuật Chung Cheng.

highlight26-7431-1565769725.png

Giáo sư Wang sẽ là diễn giả của chương trình Summer School.

Trong quá trình cống hiến, ông đã nhận nhiều giải thưởng, như: Giải học giả trẻ năm 2013 của CCU, Giải nghiên cứu xuất sắc năm 2016 của Đại học Kỹ thuật, Giải thưởng danh dự năm 2017 của Viện hàn lâm Quốc tế… Ông cũng có đóng góp trong các công trình nghiên cứu, các sự kiện, hội thảo và các tác phẩm xuất bản.

GS Hsiang-Chen Wang sẽ tham dự Research Festival với vai trò diễn giả của Summer School cùng đề tài "Intelligent identification by hyperspectral imaging" (Nhận dạng thông minh bằng hình ảnh siêu âm).

Nguyễn Đinh Mạnh Linh (Ban Công nghệ Tập đoàn FPT)

Tuy tuổi đời còn khá trẻ (sinh năm 1994) nhưng Mạnh Linh đã có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ. Từ năm 2016 tới nay, Mạnh Linh đã thực hiện 2 dự án MakerHanoi, UMI Academy và giữ vị trí Co-Founder tới nay. Anh cũng là diễn giả với chủ đề Mã nguồn mở trong lĩnh vực IoT tại sự kiện Vietnam Frontier Summit và giữ những vị trí quan trọng trong một số sự kiện như: Quản lý Logistic của Google Dev Fes 2016, Quản lý sự kiện của IoT Day 2016, 2017. Mạnh Linh cũng xuất sắc giành vị trí trong Top 5 Robothus năm 2015.

Nguyễn Đinh Mạnh Linh đang thực hiện nghiên cứu về quản lý mã nguồn mở cho xe tự hành thuộc Ban Công nghệ FPT. Tại Research Festival 2019, anh sẽ trở thành diễn giả với chủ đề "Tự học AI và IoT trong thời kỳ 4.0 cho các bạn trẻ".

>>  Đạt chuẩn kiểm định chất lượng, ĐH FPT chính thức tự chủ mở ngành

Ý kiến

()