Trong thời đại số hóa 4.0, việc trang bị kiến thức về CNTT cho học sinh trong nhà trường ngày càng có vai trò quan trọng. Tuy vậy, nhiều năm nay, việc dạy và học Tin học trong trường phổ thông đã và đang gặp phải nhiều thách thức như: Không học được theo kiểu truyền thống mà phải sử dụng máy tính, chương trình thay đổi nhanh nên phải thường xuyên cập nhật bài giảng, phải đào tạo giáo viên đáp ứng chuyên môn kịp thời...
Từ thực tế trên, Hội thảo Khoa học Giáo dục Phổ thông môn Tin học hướng đến mục tiêu hỗ trợ Chương trình khung về Đào tạo Công nghệ thông tin (CNTT) trong các trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 12/2018. Hiện diện tại hội thảo sẽ có các lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, lĩnh vực công nghệ thông tin trong và ngoài nước.
Tham gia diễn thuyết tại hội thảo có 2 đại diện đến từ Đài Loan. Đó là thầy giáo I Chang Stai (Phó chủ tịch, Viện trưởng Viện Giáo dục số, Viện Công nghiệp Thông tin Đài Loan) và thầy Victor T.S. Horng (Giám đốc cấp cao Tập đoàn Công nghệ Hon Hai, Đài Loan). Hai tên tuổi này sẽ bàn về “Triển khai dạy học tư duy máy tính ở Đài Loan” và “Sử dụng Magic Box để giảm khoảng cách số”. Việt Nam cũng có nhiều đại diện chia sẻ về câu chuyện giáo dục liên quan tới CNTT cho giới trẻ. Trong đó, đại diện FUNiX - cô giáo Nguyễn Quỳnh Chi với 4 năm giảng dạy CNTT trực tuyến, sẽ chia sẻ về chủ đề “Dạy lập trình phổ thông theo cách thức FUNiX”.
Bên cạnh đại diện FUNiX, thầy giáo Hồ Sĩ Đàm - Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông về CNTT của Bộ Giáo dục và Đào tạo - sẽ chia sẻ “Một số định hướng, cách tiếp cận và nội dung chính trong chương trình giáo dục tin học phổ thông 2018”. Trong khi đó, thầy giáo Bùi Việt Hà (Giám đốc Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường) sẽ trình bày “Chương trình dạy CNTT cho học sinh phổ thông”. “Tăng cường cơ hội tiếp cận kỹ năng máy tính và kỹ thuật số qua mô hình Trường học di động” là chủ đề thuyết trình của thầy Nguyễn Văn Hạnh, Giám đốc Tổ chức The Dariu Foudation. Thầy Đỗ Hoàng Sơn (Giám đốc Công ty sách Long Minh) và thầy Hoàng Văn Đông (Giảng viên khoa Điện tử Viễn thông, Đại học Điện lực) sẽ cùng trình bày về chủ đề thú vị có tên: “STEM trường làng”,…
Với sự góp mặt của các chuyên gia, chương trình hứa hẹn sẽ xuất hiện nhiều ý tưởng giáo dục tiên tiến, đột phá trong kỷ nguyên số hóa. Hội thảo sẽ diễn ra lúc 8h30 ngày 15/11, tại tầng 17 tòa nhà CMC Tower, Cầu Giấy, Hà Nội. Đăng ký tham gia hội thảo tại đây.
Trong năm nay, FUNiX cũng đăng cai tổ chức một số sự kiện về công nghệ thông tin như: “Bứt phá sự nghiệp ô tô với nghề lập trình ứng dụng Automotive”, “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số” phối hợp cùng FPT Software,…
Đại học trực tuyến FUNiX do TS. Nguyễn Thành Nam sáng lập năm 2015. FUNiX thuộc hệ thống FPT Education. Các hoạt động dạy và học được tổ chức, quản lý theo một phương pháp hoàn toàn mới có tên là FUNiX Way. Phương pháp này được kỳ vọng làm gia tăng tỷ lệ hoàn thành khóa học trực tuyến và chất lượng đầu ra của học viên. FUNiX đang hợp tác với các doanh nghiệp và các tổ chức khác để áp dụng FUNiX Way vào đào tạo nội bộ, giúp tăng hiệu quả và giảm chi phí cho doanh nghiệp.
FUNiX là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn về các công nghệ như Blockchain hay Automotive. Bên cạnh chương trình đào tạo Kỹ sư phần mềm kéo dài 8 học kỳ, các khóa học như xSeries cung cấp thêm một lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn cho các bạn trẻ muốn theo đuổi ngành công nghệ.
Khánh Linh
Ý kiến
()