Chúng ta

FPT Telecom mang sáng tạo 'khủng' dự thi iKhiến số 3

Thứ hai, 22/7/2019 | 08:28 GMT+7

Chung khảo iKhiến số thứ 3 tiếp tục chứng kiến màn tranh tài hấp dẫn giữ 6 sáng tạo đến từ các đơn vị FPT Software, FPT Telecom, FPT Education, FPT IS và FPT Online. Trong đó, nhà Viễn thông vượt trội về số lượng khi có tới 2 sáng tạo lớn cùng "xuất trận".

ikhien-IDP-new-mp4-snapshot-01-8572-4336

DIP giúp giảm 2/3 nguồn lực, thời gian, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tính chính xác, hiệu quả cao. 

Ở FPT Telecom, hệ thống giám sát trung tâm hiện tại chỉ tập trung giám sát trên nền tảng các cảnh báo phát sinh từ thiết bị network, chưa có sự liên kết với các thành phần ngoại mạng vi thuần vật lý.

Trong quá trình vận hành hệ thống mạng, khi có một sự cố phát sinh, đơn vị hiện trường cần rất nhiều thông tin để có thể xử lý kịp thời và chính xác. Người vận hành phải liên hệ nhiều phòng ban khác nhau để đủ thông tin. Dẫn đến tình trạng quá hạn thời gian xử lý, khách hàng mất kết nối lâu. Đặt biệt, số liệu không chính xác, tiêu tốn thời gian và nguồn lực, thể hiện tính chuyên nghiệp không cao.

Để khắc phục và giải quyết tình trạng trên, đội ngũ INF HO và ISC đã lên ý tưởng cùng nhau xây dựng Giải pháp số hóa quản lý hạ tầng viễn thông (DIP) trên nền tảng bản đồ số của Google, kết với cơ sở dữ liệu hiện hữu nhằm quản lý mạng lưới tối ưu, trực quan và chuyên nghiệp hơn, giúp người dùng dễ sử dụng, tra cứu, quản lý nhanh và hiệu quả nhất.

Được đưa vào sử dụng từ tháng 6/2018, DIP có thể quản lý cáp, công trình ngầm, công trình treo, liên kết với hệ thông giấm sát thiết bị và quảng lý hợp đồng thuê mượn hạ tầng ngầm của các ISP khác. Từ khi ứng dụng vào thực tế, DIP giúp giảm 2/3 nguồn lực, thời gian xác định và xử lý ngoài hiện trường; tiết kiệm chi phí trong các lần bảo trì; quản lý đầy đủ, chính xác, tra cứu thông tin nhanh và hiệu quả cao.

IK-Checkin-FO-mp4-snapshot-00-6595-6204-

Giao diện hệ thống checkin/ checkpoint của FPT Online. 

Trước đây ở FPT Online, CBNV không thể đăng ký và quản lý ngày nghỉ  trên hệ thống cũng như việc đánh giá check point định kỳ được thực hiện chủ yếu dựa trên bản cứng. Nhà Trực tuyến muốn có một hệ thống để CBNV theo dõi việc check in hàng ngày và đăng ký các ngày nghỉ; đồng thời giúp cán bộ quản lý nắm bắt được thời giờ làm việc của CBNV và duyệt các ngày nghỉ nhanh chóng thông qua hệ thống. Việc đánh giá check point định kỳ cũng được thực hiện thông qua hệ thống này.

Từ nhu cầu trên, Phan Thị Diệu Trinh và cộng sự đã xây dựng hệ thống Checkin/Checkpoint. Hệ thống Checkpoint phát triển trên nền tảng web thuận tiện cho việc truy cập từ xa mọi lúc mọi nơi. CBNV theo dõi được dữ liệu check in hàng ngày, đăng ký ngày nghỉ trên hệ thống và theo dõi được tiến trình duyệt ngày nghỉ. Bộ phận Nhân sự sử dụng báo cáo dữ liệu check in và ngày nghỉ để thực hiện tính lương hàng tháng cho CBNV. Đánh giá check point định kỳ thực hiện hoàn toàn thông qua hệ thống theo quy trình đánh giá từ CBNV đến các cấp quản lý. Hỗ trợ xuất báo cáo check point nhanh chóng và chính xác. Tất cả dữ liệu check in và check point của từng CBNV được lưu trữ và thể hiện trên hệ thống.

Việc đưa vào sử dụng hệ thống từ năm 2016 giúp giảm thiểu lượng giấy tờ: nghỉ phép, nghỉ chế độ, checkpoint. Việc thực hiện checkpoint trở nên nhanh chóng, không mất giai đoạn nhập dữ liệu vào hệ thống. Lưu trữ và theo dõi dễ dàng. Chấm công hàng ngày, hàng tháng được thực hiện nghiêm túc.

chathub-new-mp4-snapshot-00-23-2733-1563

Chathub gây ấn tượng khi tiết kiệm 30% nhân sự, 8,12% thời gian. 

Chathub là dự án kết hợp giữa trung tâm Call Center và SCC của FPT Telecom. Chathub ra đời nhằm hạn chế lãng phí nguông lực và thời gian của các nghiệp vụ, giảm thiểu thời gian tra cứu thông tin khách hàng cũng như đáp ứng xu hướng chuyển đổi số của công ty. Sản phẩm được xây dựng dựa trên nền tảng Rocket Chat, hỗ trợ giap tiếp qua API, GrabhQL, API Realtime, các công nghệ OMNI Channel BOT đã được tích hợp. Khả năng nâng cấp (tự nâng cấp) cao.

Có Chatbub, việc chăm sóc khách hàng của các tổng đài viên trở nên hiệu quả hơn. Các tính năng nổi bật của Chathub có thể kể đến: Tập trung quản lý trung các kênh chat chăm sóc khách hàng; Quản lý Account User Agent; Quản lỹ nhãn và từ ngữ nhạy cảm khi chat; Quản lý Messege Fanpage; Quản lý Live Chat; Quản lý thông tin Khách hàng; Tìm kiếm và báo cáo thống kê. Bên cạnh 7 tính năng trên, Chathub có khả năng mở rộng bằng việc tích hợp các tính năng mới được xuất phát từ bất cập cần cải tiến và số hóa công việc hiện tại của Call Center.

ChatHub chạy trên PC với hệ điều hành Window. Người dùng cũng có thể đăng nhập trên thiết bị di động cầm tay để quản lý. Đối tượng sử dụng Chathub là các User Agent, các Ban Quản lý Phòng (BQLP), và Ban Giám đốc (BGĐ) của trung tâm CC các thông tin của KHG, Quản trị Messege Fanpage, Quản trị Live Chat.

Đi vào hoạt động từ tháng 5/2019 tại Call Center, Chathub ghi nhận chuyển đổi số thành công sau khi demo. Giúp tiết kiệm 30% nhân sự, 8,12% thời gian. Các công việc thống kê, báo cáo chăm sóc khách hành qua kênh live chat, Facebook được tự động hóa. Các giá trị về tài chính sẽ được đo lường trong tương lai sau khi mở rộng quy mô dự án.

fis-JPG-4645-1563710764.jpg

Đại diện nhóm Service Desk (FPT IS SRV) trong buổi thi chung khảo iKhiến số 3. 

Trong quá trình hoạt động bảo hành, bảo trì và duy trì dịch vụ cho khách hàng FPT IS SRV nhận thấy có phát sinh nhiều vấn đề trong việc quản lý thông tin. Dữ liệu nhập/xuất kho không đúng với thực tế gây mất kiểm soát số lượng thiết bị vào, ra trong kho và số liệu với các đơn đặt hàng theo dự án. Thông tin bảo hành của FPT IS khó quản lý dẫn đến việc bán mới dịch vụ bảo hành cho khách hàng gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến doanh số cho đội dịch vụ và công ty.

Cùng với đó việc phần mềm không quản lý được thông tin bảo hành theo hãng, không nắm được những thiết bị nào sắp hết bảo hành của hãng khiến FPT IS phải chịu thêm chi phí cho việc bảo hành cho khách hàng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do phần mềm quản lý kho chỉ được cài đặt trên máy tính cá nhân của cán bộ quản lý kho, không kết nối trược tiếp được các phần mềm khác trên hệ thống của FPT IS SRV.

Vì vậy, nhóm Service Desk - FPT IS SRV đã viết ra phần mềm quản lý kho hàng mới chạy trên nền tảng Web và được tích hợp với hệ thống quản lý chung của đơn vị. Qua thử nghiệm, phần mềm mới đáp ứng được các nhu cầu quản lý thiết bị từ khâu đặt hàng - nhập kho - xuất kho - triển khai - bảo hành theo quy trình để ra của FPT IS, tự động cảnh báo về nhập liệu (nhập kho, nhập thông tin bảo hành) cảnh báo về bảo hành dành cho các thiết bị.

Dữ liệu được chuẩn hóa, hệ thống hóa khắc phục hoàn toàn tình trạng sai sót trong quá trình cấp thiết bị bảo hành cho khách hàng. Với nền tảng Web và tới đây là Mobility tích hợp với BarCode/QRCode, cán bộ quản lý cũng như nhân viên bảo hành có thể quản lý, kiểm tra thông tin thiết bị mọi lúc, mọi nơi. Hiện tại phần mềm đã có thông tin hơn 3.000 thiết bị của 150 PO (mã đặt hàng) để quản lý dịch vụ bảo hành.

DSC-6535-JPG-1898-1563710764.jpg

Thầy Đoàn Mạnh Linh cùng hoc sinh giới thiệu về sản phẩm dạy ngữ văn đa phương tiện. 

Xuất phát từ nỗi sợ học sinh sẽ nhàm chán với môn học, anh Đoàn Mạnh Linh và học sinh THPT FPT phát triển dự án dạy ngữ văn đa phương tiện. Sáng tạo sử dụng công nghệ để làm sinh động các văn bản trong sách giáo khoa.

Công trình gồm ba giai đoạn: trong giảng dạy, sau bài giảng và thi. Mỗi quá trình được áp dụng công nghệ phù hợp với mục đích, thời gian và lượng kiến cần tiếp thu. Điểm nhấn của chương trình là trò chơi dạy văn bằng game 3D trong quá trình giảng dạy. Tại đây, học sinh hóa thân thành nhân vật chính để tương tác với các chướng ngại vật mô tả theo tác phẩm ngữ Văn, qua đó giúp từng chi tiết được cụ thể, sinh động, giúp người học nắm vững kiến thức.

Để hoàn thành một trò chơi tương tác, anh Linh và học sinh mất hai tháng, sử dụng nhiều công nghệ như blender, unreal engine, substance designer, photoshop. Game 3D nhận phản hồi tích cực của học sinh. Trong các tiết học thử nghiệm, học sinh được dạy bằng phương pháp ghi nhớ bài tốt hơn so với cách dạy truyền thống.  Ngoài ra trong quá trình giảng dạy, học sinh có thể sử dụng nearpod nghe bài giảng qua file Audio.

Dự án cững cung cấp tài liệu tích hợp công nghệ thực tế ảo tăng cường, hiển thị nội dung bài dạy qua ứng dụng trên điện thoại và học online trên Youtube. Bước vào giai đoạn thi, nhóm phát triển dự án sử dụng công nghệ OBS studio để livestream các bài tổng hợp kiến thức qua nền tảng Facebook. Tất cả nhằm giúp học sinh nắm vững bài giải, tăng cường trí tưởng tượng và kích thích tính sáng tạo, biến môn ngữ Văn không còn trở nên nhàm chán với nhiều học sinh.

i-khien-Fsoft-mp4-snapshot-00-9598-8887-

Nhóm sáng tạo CodeLearn với trưởng nhóm là chuyên gia công nghệ FPT Cao Văn Việt. 

CodeLearn là website đào tạo lập trình trực tuyến, giúp người học thực hành các kỹ năng lập trình nhiều cấp độ. Nền tảng được chuyên gia công nghệ FPT Cao Văn Việt và các cộng sự phát triển từ năm 2018. Đây là sản phẩm do người FPT Software làm hoàn toàn, từ khâu lên ý tưởng, phát triển, vận hành và triển khai.

Để thiết lập CodeLearn cần ứng dụng nhiều công nghệ mới như compiler, AI,docker, AWS… Nền tảng hỗ trợ người dùng sử dụng 5 loại ngôn ngữ lập trình gồm C++, Java, Js, Python và C#. Bên cạnh đó, để đáp ứng lượng người truy cập lớn, CodeLearn sử dụng kiến trúc trên nền tảng cloud AWS, cùng công nghệ chat, notify… 

Trong quá trình vận hành, CodeLearn gặp 2 lần tấn công và bị đánh sập hệ thống. Sau mỗi lần đó, đội phát triển đã nâng cấp hệ thống bảo mật, tích hợp công cụ quản lý, đánh giá để phát hiện nguy cơ bị tấn công trong những lần tiếp theo. Để nền tảng tiếp cận được người dùng, đội truyền thông tạo nhiều sự kiện kèm phần thưởng giá trị. Bên cạnh đó, đội triển khai kêu gọi, những người có kinh nghiệm lập trình đóng góp bài tập, kiến thức để làm đa dạng kho dữ liệu

Tính đến tháng 7/2019, CodeLearn có 6.500 người đăng ký sử dụng. 60% trong số đó ngoài FPT Software. Mỗi ngày, hệ thống ghi nhận có trên 500 người truy cập website và sử dụng. Trong quá trình vận hành, CodeLearn nhận nhiều đánh giá tốt. Trong đó, người dùng hài lòng do IDE của hệ thống thân thiện, tốc độ cao, có các khóa học tiếng Việt, sự kiện đa dạng… Đến nay CodeLearn đã tổ chức hơn 20 cuộc thi cho học viên Fresher academy, sinh viên các trường đại học ba miền. Trong nội bộ FPT Software, nền tảng là nơi tổ chức thi lập trình cho gần 600 CBNV.

Nguyễn Trang Trâm 

Ý kiến

()