"Cách đây 4 năm, cô con gái Phạm Thị Ngọc Châu (cử nhân ngành Kinh tế) nói muốn thi vào Đại học FPT - một trường còn non trẻ vào lúc bấy giờ mà chính tôi cũng như cả gia đình chưa nghe đến tên. Tôi đã hỏi sao con lại chọn FPT. Cháu chỉ bảo rằng cháu ấn tượng với cách tuyển sinh cũng như chương trình học của nhà trường, ngoài ra không biết thêm thông tin nào hết. Chắc quý vị phụ huynh cũng hiểu được tâm trạng của tôi lúc đó. Tôi rất muốn cháu vào học một trường đại học danh tiếng để sau này tương lai có thể rộng mở hơn", bác Hùng tâm sự và cho biết, điều khiến bác lo ngại nhất chính là nỗi băn khoăn liệu con ra trường có việc làm hay không, lương như thế nào...
"Sau khi con gái đạt được những thành tích đáng tự hào, tôi cảm thấy yên tâm hơn để tiếp tục gửi gắm đứa con trai thứ hai theo học tại ĐH FPT", bác Hùng bộc bạch. |
"Sau khi tham khảo nhiều ý kiến của các thầy cô mà gia đình quen thì biết được ĐH FPT mạnh về đào tạo các ngành liên quan đến công nghệ thông tin. Nhưng chính sự quyết tâm của cháu mà tôi đã xiêu lòng, cho cháu nhập học FPT. Và giờ đây, khi đứng tại nơi này, tôi đã không còn gì nuối tiếc với quyết định của mình khi xưa. Miễn hai con tôi học được thì chúng tôi sẵn sàng đầu tư, nhưng gia đình chỉ trao cần câu, không trao cá", bác trải lòng.
Ngọc Châu bảo từng là một người “thù” với tiếng Anh khi là học sinh trung học và từng phải ngồi nghiêm túc trao đổi với gia đình về quyết định theo học ĐH FPT. Thế nhưng với Châu, “đó là quyết định đúng đắn nhất của mình”. Tại ĐH FPT, nữ sinh viên này đã từ thù thành bạn với Anh văn, thậm chí có thể nghe, nói tốt và tự tin ra khỏi Việt Nam để từng bước trở thành công dân toàn cầu. Cũng tại ngôi trường này, Châu được học đúng với chuyên ngành mình thích, lại có cơ hội học hỏi thêm trường danh tiếng thế giới và thực hiện ước mơ từ thuở ấu thơ: “Đi Pháp, ngắm hoàng hôn từ tháp Eiffel, thăm bảo tàng Louvre nơi Dan Brown nhắc đến trong “Mật mã Da Vinci” và lâu đài Versailles”.
Giờ đây, tân cử nhân ngành Kinh tế đã có thể tự tin giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài khiến gia đình cảm thấy vui mừng và hãnh diện về điều đó. Người cha đi ra từ cuộc chiến tin đó là một trong những thành công của FPT khi mang đến trải nghiệm môi trường quốc tế cho những sinh viên với vốn ngoại ngữ ít ỏi giống như con của bác.
Dù chính thức nhận bằng vào ngày 28/2, nhưng trước đó, Phạm Thị Minh Châu đã có công việc khá tốt tại một trang nghe nhạc trực tuyến nổi tiếng và tiếp tục theo đuổi ước mơ quay lại Pháp học cao học. Ảnh: FB. |
Và điều khiến bác cảm thấy hài lòng nhất khi cho con theo học ĐH FPT chính là bản thân Châu đã có thêm bản lĩnh, kỹ năng làm việc nhóm và sự tự tin khi thể hiện trước đám đông. Với hàng loạt bài thuyết trình nhóm lẫn của cá nhân xuyên suốt hầu hết môn học, nhà trường đã trang bị cho sinh viên kỹ năng thuyết trình tự tin, mạch lạc mà hầu như rất ít sinh viên các trường khác có được.
Sau 4 tháng thực tập thực tế tại doanh nghiệp, Châu được chọn tham gia chương trình trao đổi sinh viên với Đại học NEOMA Business School (Pháp). Ngày tiễn con đi, bác lo lắng không biết con có thể hòa nhập và theo học được tại xứ người không, ăn ở như thế nào. Rồi khi cô con gái gọi về báo mọi thứ vẫn ổn định và còn khoe giáo trình ở Pháp giống hệt như giáo trình của ĐH FPT, bác Hùng càng an tâm hơn bởi con được tiếp cận nguồn tri thức tiên tiến của thế giới ngay tại ĐH FPT.
"Sau khi con gái đạt được những thành tích đáng tự hào ấy, tôi cảm thấy yên tâm hơn để tiếp tục gửi gắm đứa con trai thứ hai theo học tại ĐH FPT ngành Ngôn ngữ Nhật. Giờ đây, con gái lớn đã sẵn sàng cho kế hoạch học lên cao học, con trai út vẫn tiếp tục trải nghiệm môi trường đại học mang 'khát vọng đổi thay'", làm khác để làm tốt hơn. Chúc ĐH FPT ngày càng thành công để phụ huynh chúng tôi yên tâm “đầu tư xứng đáng cho công việc toàn cầu" của con em mình", bác Hùng xúc động bày tỏ.
Cùng với gia đình bác Phạm Mạnh Hùng, hiện ĐH FPT có 28 gia đình đã tin yêu và gửi gắm hai con cho nhà trường. Trong lễ tốt nghiệp đợt 1 năm 2016, 4 gia đình có hai con đang theo học tại FPT.
ĐH FPT là trường đại học đầu tiên của Việt Nam được công nhận xếp hạng quốc tế 3,5 sao theo chuẩn QS Stars - một trong các chuẩn xếp hạng hàng đầu dành cho các trường đại học trên toàn thế giới. Năm 2015, 4 tiêu chí quan trọng của ĐH FPT được đánh giá 5 sao theo chuẩn QS Stars gồm: Đào tạo (Teaching), Cơ sở vật chất (Facilities), Trách nhiệm xã hội (Social Responsibility) và Việc làm (Employability). Theo thống kê thực tiễn, sau 3 tháng tốt nghiệp, số sinh viên FPT ra trường có việc làm là 96-98% và nhận mức lương cao hơn mức trung bình của thị trường lao động. Hiện ĐH FPT thực hiện các chương trình trao đổi sinh viên với 60 trường đại học thuộc 23 quốc gia trên thế giới.
>> 'Cử nhân FPT nên bắt đầu từ những điều đơn giản'
Thiên Bình
Ý kiến
()