Cụ thể, có 1.081 cán bộ FPT Retail đã hoàn thành khoá học và thi online OKR. Trong đó có 945 cán bộ nằm trong diện bắt buộc học, thi và 136 cán bộ được tập đoàn khuyến khích tham gia.
FPT Retail là đơn vị đầu tiên cán mốc 100% CBNV hoàn thành bài thi OKR. |
Theo chị Nguyễn Đỗ Quyên (COO FPT Retail), có được thành tích này là nhờ công ty đã luôn theo dõi, đánh giá hiệu quả các đơn vị bằng OKR từ đầu năm. Phương pháp OKR là mục tiêu duy nhất để các đơn vị bám vào triển khai. “Trong đó, chạm được mốc 70% chỉ số OKR đề ra là kết quả tạm hài lòng, nhờ tinh thần vượt qua chính mình để tiến xa hơn nữa càng tốt”, chị Quyên nhấn mạnh. “OKR đã trở thành thứ ưu tiên trong đầu mỗi người, vậy nên khi được yêu cầu học và thi thì mọi người cũng khá sẵn sàng, không e ngại”.
Cạnh đó, COO nhà Bán lẻ cũng cho biết các GĐ kinh doanh vùng, các trưởng bộ phận BO là người chịu trách nhiệm thúc đẩy việc học và thi trong đơn vị mình. Lấy lãnh đạo làm gương, chị Nguyễn Bạch Điệp (Chủ tịch HĐQT FPT Retail) và TGĐ Hoàng Trung Kiên đã tham gia ngay ngày đầu tiên tổ chức thi OKR. Việc này giúp lan toả thông điệp nghiêm túc và tuân thủ đến toàn thể bộ phận, đơn vị.
Trung tâm đào tạo FPT Retail cũng góp công lớn để nhà Bán lẻ hoàn thành học và thi OKR sớm 2 ngày so với thời gian quy định. Theo đó. Trung tâm là đầu mối thúc đẩy, thường xuyên nhắc nhở các đơn vị tham gia thi OKR mỗi ngày. Bộ phận OKR cũng thường trực hỗ trợ các học viên 24/7, chúc mừng và động viên những cá nhân được 19, 20 điểm trên các group (nhóm).
“Nhờ không khí rộn ràng khiến mọi người đều tham gia học và thi với tinh thần rất thoải mái và tích cực. Từ đó đẩy nhanh tiến độ hoàn thành thay đổi mỗi giờ, không mất nhiều thời gian để về đích”, chị Quyên chia sẻ.
Cùng thi OKR trong tuần từ ngày 5 đến 11/3 là FPT Telecom. Tính đến chiều ngày 11/3, toàn bộ 100% CBNV nhà Cáo đã hoàn thành khoá đào tạo phương pháp OKR theo đúng hạn của tập đoàn. Trong đó, có 7.694 cán bộ thuộc diện bắt buộc và 507 cán bộ được công ty khuyến khích đã hoàn thành bài thi.
Theo anh Lê Doãn Quang (Trung tâm Đào tạo FPT Telecom), ngay từ ngày đầu thi OKR, đã có khoảng 2.000 người nhà Cáo tham gia đào tạo OKR. “FPT Telecom có khối lượng CBNV lớn, do đó ngay từ đầu chúng tôi đã triển khai truyền thông về khoá đào tạo OKR từ ban lãnh đạo đến trưởng đơn vị và phụ trách các chi nhánh đến cán bộ công ty”.
Cạnh đó, Trung tâm cũng tiến hành gửi báo cáo về số lượng người thi, số lượng đạt và chưa đạt bài thi OKR tới các đơn vị đều đặn lúc 9 giờ và 15 giờ mỗi ngày. Điều này giúp các trưởng đơn vị, chi nhánh nắm rõ về tình hình học, thi của CBNV do mình quản lý. Từ đó đốc thúc và giúp đỡ các anh em trong đơn vị hoàn thành bài thi.
FPT Retail và FPT Telecom là hai đơn vị đầu tiên của nhà F tham gia khoá đào tạo môn OKR của tập đoàn. Tuần từ 12-18/3 là thời gian thi của các đơn vị FPT HO, FPT IS, khối Giáo dục, FPT Online và Synnex FPT. Nhà Phần mềm tiến hành thi OKR từ 19-25/3.
OKR (Objectives and Key Results, tạm dịch: Mục tiêu và kết quả then chốt) là phương thức quản trị mới hướng đến thúc đẩy mỗi người FPT làm việc hăng say, liên tục sáng tạo, đổi mới. Công cụ quản trị này không chỉ đưa Google trở thành “gã khổng lồ”, mà còn được ứng dụng trong nhiều "ông lớn" công nghệ khác như LinkedIn, Twitte và Uber…
2019 là năm đầu tiên OKR được áp dụng trong tập đoàn. Với OKR, FPT và các công ty thành viên đặt mục tiêu: FPT - Chuyển đổi số để trở thành tập đoàn vận hành bằng dữ liệu gần thời gian thực; FPT Software - Công ty IT service tỷ đô đạt đẳng cấp thế giới (World Class); FPT Telecom - 500.000 thuê bao Internet và 500.000 thuê bao Truyền hình; FPT IS - Toàn bộ người Việt Nam trải nghiệm ít nhất một phần mềm của FPT IS; FPT Education - "Doubling Every Two Years" - Tăng trưởng gấp đôi sau mỗi 2 năm; FPT Retail - Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận; Synnex FPT - Mở rộng kênh phân phối; FPT Online - Nâng cao chất lượng tòa soạn, sản phẩm/dịch vụ.
Sau một năm triển khai phương pháp luận OKR (Objective and Key Result), nhà F bắt đầu mùa OKR mới năm 2020. Đồng thời tổng kết 6 bẫy thường gặp nhằm giúp CBNV đặt đúng OKR, bao gồm: Thiếu tường minh, không cụ thể; Không khả thi trong đo lường và theo dõi; Kết quả không được tạo ra trực tiếp từ những nỗ lực của bản thân; Kết quả then chốt đề ra không đảm bảo đạt được O; Mục tiêu không kết nối, hỗ trợ mục tiêu chung; OKR thiếu thách thức, không truyền cảm hứng.
Hà Hương
Ý kiến
()