Là CEO của một quỹ hợp tác và phát triển, chị Phạm Thúy Anh (Hà Nội) và chồng đều có thời gian dài du học ở nước ngoài. Con trai lớn của chị là cũng là du học sinh Singapore và hiện du học ở Anh quốc, hệ sau đại học. Tuy nhiên, với con thứ hai - Hồ Anh Minh, chị quyết định cho con theo học tại Việt Nam, dù Minh đã nhận được một lời mời học bổng tại Mỹ.
Suốt thời gian du học Liên Xô cũ, sau đó là học bổng toàn phần tại Anh, chị Thúy Anh nhận thấy, môi trường học tập ở nước ngoài dạy sinh viên cách suy nghĩ tư duy, sống độc lập, phát huy tối đa sức sáng tạo của từng người. Cơ sở vật chất các trường đại học châu Âu cũng là điểm cộng so với Việt Nam. Đó là lý do chị cho con trai lớn (sinh năm 1991) du học Singapore ở tuổi 13.
Chị Thúy Anh cho rằng học ở Việt Nam sẽ tiết kiệm thời gian hòa nhập, mở rộng mối quan hệ. |
Tuy nhiên, chị nhận ra sau khi con đi du học về mất hai, ba năm để làm quen lại với cách sống, làm việc ở Việt Nam. Ai đến cũng hỏi "cháu vừa đi nước ngoài về à", "cháu sống ở nước ngoài à", "phong thái sao cứ ngây ngô với mọi thứ xung quanh". "Thực sự, tôi không bao giờ mong muốn con mình là người việt mà quá lạ lẫm với nơi chôn nhau cắt rốn như vậy", chị Thúy Anh cho hay.
Là người có nhiều kinh nghiệm về mảng nhân sự, nữ CEO cũng đánh giá cao sinh viên học tại Việt Nam. Theo chị, sinh viên trong nước ngày càng năng động, sáng tạo, có tinh thần học hỏi. Trong khi, nhiều bạn học nước ngoài về luôn ảo tưởng mình phải làm những vị trí lương nghìn đô, dù vỏn vẹn có tấm bằng, không chút kinh nghiệm.
Chị Thúy Anh từng chứng kiến nhiều du học sinh đi nước ngoài về, sau cả năm trời thích nghi lại từ đầu, loay hoay tìm việc, kết quả lương chưa đến chục triệu đồng. Trong khi đó nhiều sinh viên Việt Nam mới tốt nghiệp, đi làm một, hai năm có kinh nghiệm là lương lên tới hàng nghìn đô, nhất là những bạn có lợi thế tiếng Anh và công nghệ thông tin. Tính toán kỹ, gia đình chị Thúy Anh quyết định cho con trai thứ hai học ở môi trường quốc tế ngay trong nước - Swinburne (Việt Nam).
Nếu như ở các nước phát triển Bắc Âu như Đan Mạch, Na Uy... sau khi tốt nghiệp THPT, học sinh phải dành một, hai năm để học cách sống (các môn như nghệ thuật, văn hóa cuộc sống...) trước khi lên đại học; thì ở Việt Nam, sinh viên sẽ học luôn hai năm đại học sau đó học tiếp trong nước hoặc chuyển tiếp hai năm ở nước ngoài đều nhận bằng quốc tế do Swinburne cấp. "Như vậy, con có thời gian học và mở rộng mối quan hệ ở Việt Nam, lại dễ thích nghi hơn nếu học chuyển tiếp sang Australia", nữ CEO chia sẻ về lý do chọn trường cho con.
Chị Thúy Anh và con trai Hồ Anh Minh chọn học tại ĐH Swinburne Việt Nam. |
Về chương trình giảng dạy và cơ sở vật chất, Swinburne (Việt Nam) là chương trình cử nhân quốc tế đào tạo 100% chương trình bằng tiếng Anh theo chuẩn khung chương trình đào tạo của Swinburne Australia. Trường còn cam kết giúp sinh viên trang bị các kỹ năng cần thiết về công nghệ, kinh doanh và đổi mới sáng tạo. Trường cũng liên kết với các doanh nghiệp lớn, đảm bảo sinh viên trong quá trình học sẽ thường xuyên được tham gia các dự án thực tế, thậm chí thực tập hưởng lương cao.
Về chi phí, việc học ở Việt Nam cũng là lợi thế lớn. Chị có thể tiết kiệm một khoản tiền để sau khi con tốt nghiệp nếu muốn start-up có thể sử dụng luôn, thay vì bỏ ra 4-5 tỷ đồng du học nước ngoài, về nước lại đi xin việc, làm thuê.
Chị Thúy Anh từng chứng kiến bạn bè có con đi học bốn năm ở Australia về nước đã hai năm, tốn kém hơn 4 tỷ đồng. Tuy nhiên về nước gần một năm, cháu mới xin được việc làm, lương chưa đến chục triệu đồng. Tính về đầu tư thì phải hơn 20 năm mới lấy lại vốn, nếu không có bước đột phá lớn. Chưa kể một số trường hợp cho con đi học ở Anh, Mỹ được hơn một năm thì phải về vì hết tiền cho con học tiếp, làm tốn nhiều thời gian, chi phí.
Anh Minh, con trai thứ của chị Thúy Anh cho biết, mặc dù nhận được học bổng 38.000 USD du học tại Mỹ, Minh chia sẻ chỉ nộp hồ sơ để xem năng lực của mình đến đâu, chứ không có ý định du học.Thực tế, Minh đã quyết định chọn trường Swinburne (Việt Nam) và xuất sắc được học bổng 80% của trường.
"Em chọn trường Swinburne (Việt Nam), chuyên ngành Công nghệ thông tin vì nhận thấy công nghệ thông tin làxu hướng của tương lai. Thời đại cách mạng 4.0 nếu không có CNTT gần như mù chữ trong thế giới này. Hơn nữa, chương trình này được hỗ trợ bởi Tập đoàn FPT - tập đoàn lớn về công nghệ, nên em yên tâm về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp", Anh Minh nhận định.
Ngày 25/4, Đại học FPT tổ chức lễ khởi động chương trình liên kết quốc tế với Đại học Công nghệ Swinburne (top 10 ở Australia). Sự kiện đánh dấu bước phát triển trong quan hệ hợp tác giữa hai đại học nhằm đưa nền giáo dục của Australia đến với sinh viên Việt Nam. Theo thỏa thuận, toàn bộ tài liệu, quy trình đào tạo, kiểm soát chất lượng của chương trình Swinburne (Việt Nam) được chuyển giao trực tiếp từ Đại học Công nghệ Swinburne của Australia. Bằng đại học của sinh viên sau tốt nghiệp tại Việt Nam sẽ có giá trị tương đương bằng được cấp cho sinh viên học tập tại Australia. |
>> ĐH FPT bắt tay ĐH Swinburne mở cơ hội toàn cầu cho giới trẻ Việt
Theo VnExpress
Ý kiến
()