Chúng ta

Quên mạng lưới đi, hãy xây dựng mối quan hệ

Thứ hai, 25/4/2016 | 11:05 GMT+7

Bài viết của Evgeny Lazarenko, một Giám đốc phát triển sản phẩm, với những góc nhìn khác về tạo dựng quan hệ trong công việc. 

Tôi đã bước sang tuổi 30. Càng già dặn thì mạng lưới quan hệ của tôi càng chuyện nghiệp. Những ngày này tôi thường nhận ra bản thân hay nói rằng “Tôi biết anh ta hay cô ta” về một ai đó. Vâng điều tôi nên nói là “Đúng thế. Chúng ta đã gặp nhau đôi lần trong các sự kiện”. Nó trở nên tệ bởi tôi nhận thấy rõ ràng sự giống nhau hoàn toàn 9/10 mối liên kết mới mà tôi tạo dựng. Thật sự tôi đã chán ngán cái kiểu này. Chúng ta có rất nhiều mối liên kết trên LinkedIn với hơn 500 quan hệ trên đó nhưng chẳng bao giờ biết được thật sự họ là ai trong cuộc đời này.

Nhưng chờ đã, tôi đã bước qua tuổi 30. Lẽ thường là tôi không còn nhiều hơn 30 năm cho cuộc sống tươi đẹp phía trước. Khi qua tuổi 60, mọi thứ sẽ bắt đầu trở nên xấu xí và nhanh chóng. Thời gian không chậm lại bao giờ và 30 là một ngưỡng kinh khủng phải vượt qua.

Tôi đã sống ở Nhật gần 4 năm. Người ở đây xây dựng mối quan hệ theo cách hoàn toàn khác so với người phương Tây. Ở Nhật, việc hiểu sâu về một ai đó quan trọng hơn rất nhiều so với việc biết bạn làm gì. Sự tương tác trong xã hội Nhật dựa chủ yếu vào sự tin tưởng và mối quan hệ sâu trong nhiều năm.

Tiện thể cũng chia sẻ là người Nhật thích dùng Facebook hơn là LinkedIn cho các mối quan hệ công việc chuyên nghiệp. Nó cho ta thấy sơ qua về cuộc sống thật của người mình đang kết nối và cho phép mọi người xích lại gần nhau hơn cho những nấc thang gần gũi trong mối quan hệ. Một trong những người bạn ở Mỹ của tôi đang làm việc tại Nhật không cảm thấy thoải mái với điều này và thậm chí là lập một tài khoản Facebook riêng biệt chỉ để thích nghi với cách giữ mối quan hệ công việc tại đây. James Riney, người đứng đầu 500 Startup Japan, từng có bài viết khá hay để giải thích cho lý do vì sao người Nhật lại không thích dùng LinkedIn.

japan-2408-1461378993.jpg

Một bức ảnh cho thấy sự thân thiện của người Nhật do chính tác giả Evgeny Lazarenko chụp. 

Trong khi đó, người phương Tây thường có xu hướng tìm mọi cách để tách biệt giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Chỉ mới gần đây, mặc dù có nhiều trải nghiệm tại Nhật, tôi vẫn nghĩ đây là cách tốt. Nhưng có phải việc quản lý quá chặt chẽ này khiến chúng ta cảm thấy trơ trọi trên chặng đường dài? Có nên đi theo con đường của người Nhật và thử đi sâu hơn vào các mối quan hệ thay vì chỉ đứng trên bề mặt?

Một cuộc sống thành công và đủ đầy không bao giờ được đo bằng con số mối quan hệ mà chúng ta có trên LinkedIn. Đủ rồi. Đó chính là những mối quan hệ ý nghĩa mà chúng ta thiết lập và đi cùng nó suốt cuộc đời.

Mặc dù vậy, tôi luôn thận trọng tránh dùng từ “tình bạn”. Bởi “tình bạn” rất phức tạp và không phải ai cũng nên, có thể hay sẽ trở thành một người bạn. Nhưng mỗi một người mà chúng ta gặp luôn hơn một cái tên trong danh bạ của chúng ta. Mỗi người đều có cá tính riêng và có muốn tìm hiểu nó hay không là tùy chúng ta. Tôi bắt đầu cố gắng nỗ lực cách đây vài tuần. Và đây là những điều tôi học được.

Tạo lập thời gian không dễ

Xây dựng mối quan hệ là điều gì đó tuyệt vời trước khi chúng ta rời khỏi ghế nhà trường và nhận ra nó tồi tệ ngay sau đó. Nó không bao giờ đến một cách tự nhiên và bạn phải nỗ lực để phát triển. Rõ ràng là bạn sẽ không bao giờ có đủ thời gian hoặc là bạn không bao giờ có thời gian tốt nhất. Hãy thúc đẩy nó. Hãy tạo lập thời gian.  

Tôi nhận ra bữa trưa là thời gian thuận tiện nhất cho những cuộc gặp mặt dù nó chỉ giới hạn trong những người ở gần văn phòng của tôi. Đi uống gì đó sau giờ làm việc hoặc cuối tuần cũng là những lựa chọn không tồi.

ev-2053-1461378994.jpg

Evgeny Lazarenko, tác giả bài viết. 

Bạn phải thấy không thoải mái

Khi chúng ta tham gia vào thiết lập quan hệ công việc và muốn mời ai đó đi ăn trưa, chúng ta có xu hướng mặc định nó là cuộc trò chuyện công việc. Những cuộc trò chuyện như thế chỉ thật sự thoải mái bởi vì nó vô nghĩa. Tôi nghĩ thế. Đừng đặt qua nhiều áp lực.

Mời ai đó đi ăn trưa hay uống bia và không nói quá nhiều về công việc là rất khó. Những mối quan hệ chuyên nghiệp đến cùng với những mong đợi về những cuộc trò chuyện trong tương lai. Phá vỡ những mong mỏi này là một điều rất mới với nhiều người, điều có thể khiến cho cả bạn và người đối diện cảm thấy không thoải mái, ít nhất là trong lần đầu tiên. Nhưng rồi nó sẽ mang đến những điều thú vị hơn. Thí nghiệm với các cuộc trò chuyện là rất khó, đặc biệt là khi mọi người đã quen với cách thức giao tiếp truyền thống. Nhưng hãy cứ quên đi và tận hưởng.  

Nhiều người không hiểu điều này

Tất nhiên, không phải ai cũng thích thú với những cuộc gặp gỡ kiểu này. Một số sẽ không tìm thấy thời gian trống bởi họ chưa thấy giá trị của việc thay đổi những cách thức quan hệ cũ kỹ. Một số cũng có thể có ấn tượng ban đầu sai về bạn và quyết định rằng bạn không xứng đáng với thời gian của họ. Điều này cũng đúng. Mỗi người đều có những mục tiêu riêng. Và điều tốt nhất bạn có thể làm là tôn trọng nó. Nói cảm ơn và bước đi.

Nó không có cảm giác như thiết lập quan hệ (bởi vì nó thật sự không phải thế)

Và đây là phần quan trọng nhất. Được biết thêm về mọi người có giá trị hơn rất nhiều so với những mối quan hệ nhàm chán y như nhau và lặp đi lặp lại. Những người lạ sẽ khiến bạn giàu có hơn. Hãy học từ họ chứ đừng là một con kiến.

>> Vì sao người Nhật không thích dùng LinkedIn?

Yến Nhi (theo Medium)

Ý kiến

()