Chúng ta

Nhà Hệ thống được vinh danh 'Vì thành phố thông minh, đổi mới, sáng tạo'

Thứ bảy, 29/12/2018 | 08:04 GMT+7

Ngày 28/12, FPT IS vinh dự nhận giải Doanh nghiệp có sản phẩm và giải pháp phần mềm tiêu biểu tại Lễ trao Giải thưởng Công nghệ thông tin - Truyền thông (CNTT - TT) TP HCM lần thứ 10.

Sản phẩm giành giải là Hệ thống giải pháp chính quyền điện tử và trung tâm hành chính công FPT.eGov. Anh Kiều Thanh Hiền, Quản trị dự án của Trung tâm eGOV, FIS GMC, đại diện nhà Hệ thống nhận giải.

FPT đã có hơn 20 năm trong việc triển khai các dự án về Chính quyền điện tử tại nhiều địa phương trên cả nước. Các sản phẩm, dịch vụ của FPT được ứng dụng rộng rãi và được nâng cấp, cập nhất các xu hướng công nghệ mới nhất. Với hơn 1.500 chuyên gia trong lĩnh vực công, có am hiểu sâu rộng về nghiệp vụ cải cách hành chính, FPT cam kết sẽ đồng hành và gắn bó lâu dài vì lợi ích chung, cùng hướng tới sự thành công trong việc triển khai Chính phủ số tại Việt Nam.

Gần đây nhất, ngày 12/12, dự án “Xây dựng giải pháp chính quyền số e.Gov 4.0” đã chính thức được khởi động. Đây là dự án R&D mới nhất nằm trong chiến lược phát triển các sản phẩm “Made by FIS”. Với tổng thời gian 15 tháng, đội dự án sẽ phát triển giải pháp Chính quyền số eGov 4.0 dựa trên mô hình triển khai thành công tại tỉnh Quảng Ninh và nhiều tỉnh thành khác, đồng thời đáp ứng các yêu cầu mới của Chính phủ. Sản phẩm làm ra theo xu hướng công nghệ mới: Dữ liệu mở, AI, Mobility, Big Data… và có khả năng đóng gói thành sản phẩm ở mức có thể triển khai cho một hoặc nhiều tỉnh/thành phố nhanh, ít chỉnh sửa nhất.

fiss-3.jpg

Anh Kiều Thanh Hiền, Quản trị dự án của Trung tâm eGOV, FIS GMC, đại diện nhà Hệ thống nhận giải. Ảnh: Hồng Oanh.

Cạnh đó, Lê Hùng Sơn, sinh viên Đại học FPT, đã được vinh danh ở nhóm 10 Sinh viên ngành CNTT-TT có thành tích nghiên cứu và học tập xuất sắc năm nay.

Năm nay, Lễ trao giải đặc biệt được kết hợp với Kỷ niệm 10 năm Giải thưởng CNTT-TT TP HCM, tôn vinh những cá nhân, tổ chức gắn bó và đóng góp cho Giải thưởng. Sự kiện được tổ chức tại Hội trường Trung tâm Hội nghị 272 Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM.

Giải thưởng Công nghệ thông tin - Truyền thông là giải thưởng chính thức do Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố khởi động từ năm 2008 nhằm phát hiện và tôn vinh các sản phẩm, giải pháp Công nghệ thông tin - Truyền thông tiêu biểu, có tác động tích cực đến công cuộc xây dựng TP HCM trở thành đô thị thông minh theo nội dung đề án được UBND thành phố phê duyệt.

Trải qua một thập niên, giải đã mở rộng từ 4 nhóm lên 6 nhóm giải thưởng xét chọn cho các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực CNTT-TT, triển khai ứng dụng CNTT-TT và các sinh viên ngành CNTT-TT có thành tích nghiên cứu và học tập xuất sắc.

Theo ông Dương Anh Đức, Giám đốc Sở Thông tin Truyền thông thành phố, giải thưởng năm nay có số lượng đơn vị tham gia tăng gấp đôi năm ngoái. Có tổng cộng 75 hồ sơ đăng ký tham dự giải thưởng. Tổ chuyên gia, Hội đồng giải thưởng đã xem xét, trao tặng bằng khen cho 13 đơn vị, 1 cá nhân xuất sắc cho sự phát triển ngành Công nghệ thông tin - Truyền thông của thành phố, cùng 10 sinh viên ngành Công nghệ Thông tin - Truyền thông có thành tích học tập, nghiên cứu xuất sắc trong năm 2018.

Chủ đề Giải thưởng lần thứ 10, năm 2018 là: “Vì thành phố thông minh, đổi mới, sáng tạo”, trong bối cảnh TP HCM đang triển khai Đề án “Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025”.

Đô thị thông minh sẽ tạo cơ hội để thành phố đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực công nghệ cao, tận dụng dữ liệu mở để hợp tác cùng xây dựng một hệ sinh thái sản phẩm tiện ích có giá trị cao, kiến tạo môi trường khuyến khích sáng tạo và khởi nghiệp trên nền tảng dữ liệu mở.

Đồng thời, thông qua việc hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải cách hành chính và tăng cường hiệu quả hoạt động của các lĩnh vực, đô thị thông minh sẽ góp phần đảm bảo phát triển kinh tế bền vững, hướng đến kinh tế tri thức, kinh tế số; quản trị đô thị hiệu quả trên cơ sở dự báo; nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc; và cuối cùng là tăng cường sự tham gia quản lý của người dân, tổ chức.

Lãnh đạo thành phố cũng đang thúc đẩy mạnh mẽ ứng dụng hiệu quả tiến bộ khoa học, công nghệ vào tổ chức quản trị, sản xuất, kinh doanh; khuyến khích nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, gia tăng giá trị trong chuỗi cung ứng.

Phát biểu tại Lễ trao giải, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao chủ đề Giải thưởng “Vì thành phố thông minh, đổi mới, sáng tạo”, đồng thời cho rằng, giải thưởng năm nay góp phần vào định hướng phát triển, phát huy sáng tạo để phát triển thành phố.

Theo Bí thư Thành ủy, số doanh nghiệp công nghệ thông tin của thành phố hiện chiếm khoảng 2,6% tổng số doanh nghiệp của thành phố, với số lao động chưa đến 80.000 người (chiếm 1,8% lao động).

Các doanh nghiệp công nghệ thông tin có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng tỷ trọng còn nhỏ trong nền kinh tế thành phố. Do vậy, Giải thưởng Công nghệ thông tin - Truyền thông phải góp phần hình thành hệ sinh thái phát triển doanh nghiệp công nghệ thông tin để có thêm nhiều doanh nghiệp mới.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Ban Tổ chức xem xét những nội dung sẽ được trao giải thưởng và mở rộng các nhóm giải thưởng những năm tới. Trong đó, ngoài các doanh nghiệp, sinh viên, giảng viên có nhiều đóng góp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, có thể xem xét các nhóm nghiên cứu, những người làm công tác quản lý có đóng góp hình thành chính sách sáng tạo trong phát triển công nghệ thông tin của thành phố.

28-12-bi-thu-nhan-2266-1546013231.jpg

Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân tham quan một số sản phẩm trưng bày tại buổi trao giải.

Theo Bí thư Thành ủy, số doanh nghiệp công nghệ thông tin của thành phố hiện chiếm khoảng 2,6% tổng số doanh nghiệp của thành phố, với số lao động chưa đến 80.000 người (chiếm 1,8% lao động).

Các doanh nghiệp công nghệ thông tin có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng tỷ trọng còn nhỏ trong nền kinh tế thành phố. Do vậy, Giải thưởng Công nghệ thông tin - Truyền thông phải góp phần hình thành hệ sinh thái phát triển doanh nghiệp công nghệ thông tin để có thêm nhiều doanh nghiệp mới.

Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Ban Tổ chức xem xét những nội dung sẽ được trao giải thưởng và mở rộng các nhóm giải thưởng những năm tới. Trong đó, ngoài các doanh nghiệp, sinh viên, giảng viên có nhiều đóng góp trong lĩnh vực công nghệ thông tin, có thể xem xét các nhóm nghiên cứu, những người làm công tác quản lý có đóng góp hình thành chính sách sáng tạo trong phát triển công nghệ thông tin của thành phố.

Sau 10 năm tham gia Giải thưởng CNTT - TT, FPT IS đã có đến 7 năm có giải các sản phẩm: Kết nối ngân hàng với công ty chứng khoán FPT, Smartconnect, Quản lý tổng thể bệnh viện FPT.eHospital (3 lần nhận giải), Giải pháp chính quyền điện tử FPT.eGov (2 lần đạt giải) và giải cho sản phẩm phần cứng là FPT. ATMguard.

Mới đây, FPT IS GMC đón nhận 2 hợp đồng lớn về giải pháp phần mềm “Made by FPT/FPT IS”. Đó là Dự án “Mở rộng, bổ sung nền tảng tích hợp dữ liệu dùng chung (DIP - Extend)” và Dự án “Triển khai nền tảng tích hợp, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu phi cấu trúc (DIP - File).

Bộ giải pháp sẽ giúp TP HCM tránh lãng phí tài nguyên lưu trữ dữ liệu, dễ dàng chia sẻ liên thông về dữ liệu phi cấu trúc đối với các hệ thống phần mềm khác nhau, phục vụ cho kho dữ liệu dùng chung của thành phố, hướng tới xây dựng đô thị thông minh.

>> FPT IS trúng 2 gói thầu xây dựng đô thị thông minh

Hà An

Ý kiến

()