Diễn đàn M&A Việt Nam (M&A Vietnam Forum) vừa công bố Top 10 thương vụ tiêu biểu Việt Nam 2017-2018 và Top 10 công ty có chiến lược M&A tiêu biểu nhất thập kỷ 2009-2018.
Theo đó, FPT được vinh danh ở cả hai hạng mục gồm: Top 3 thương vụ tiêu biểu 2017-2018 ở hạng mục mua lại; và 10 công ty có chiến lược M&A tiêu biểu nhất thập kỷ 2009-2018.
Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến (hàng đầu, thứ 5 từ phải sang) dẫn đầu đoàn nhà F trong lễ ký kết thương vụ với Intellinet tại Atlanta (Mỹ) ngày 12/7. |
Diễn đàn M&A Việt Nam chọn thương vụ Thaibev thâu tóm Bia Sài Gòn là thương vụ tiêu biểu nhất cho cả hai hạng mục quan trọng.
Sáng nay (ngày 8/8), Diễn đàn M&A Việt Nam tổ chức tại GEM Center, TP HCM, là sự kiện thường niên dành cho cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư Việt Nam và quốc tế do Báo Đầu tư và AVM Vietnam phối hợp tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Diễn đàn M&A Việt Nam 2018 với chủ đề “Bước ngoặt mới. Kỷ nguyên mới” sẽ dành thời gian nhìn lại chặng đường 10 năm M&A tại Việt Nam, từ đó đánh giá về xu hướng của M&A trong các năm tiếp theo, phân tích các dòng vốn mới, cơ hội và động lực phát triển của M&A tại Việt nam.
Trong khuôn khổ của Diễn đàn M&A Việt Nam 2018 sẽ được tổ chức với các hoạt động chính gồm: Hội thảo chuyên đề M&A; vinh danh Thương vụ và nhà tư vấn M&A tiêu biểu 2017 - 2018 và Thương vụ Thập kỷ.
Trước năm 2007, mỗi năm thị trường M&A Viêt Nam diễn ra không quá 50 thương vụ với giá trị giao dịch cao nhất không quá 300 triệu USD. Bắt đầu từ năm 2008-2009, thị trường M&A Việt Nam diễn ra nhộn nhịp hơn, tổng giá trị thương vụ đã chạm mốc 1 tỷ USD.
Giữa tháng 7, Tập đoàn FPT chính thức sở hữu 90% cổ phần của Intellinet Consulting (Intellinet), một trong những công ty tư vấn công nghệ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Mỹ.
Theo Chủ tịch FPT Trương Gia Bình, hiện tại, FPT mới chỉ trả 30 triệu USD cho thương vụ này. “Giá trị thương vụ tương đối linh hoạt và không cố định. Ngoài khoản "cứng" 30 triệu USD đã thanh toán, phần còn lại sẽ dựa trên kết quả kinh doanh của Intellinet trong vòng 3 năm tới. Do đó, tổng giá trị thương vụ có thể khoảng 45-50 triệu USD”, anh Bình chia sẻ.
Đây là lần đầu tiên một công ty CNTT Việt Nam mua một công ty tư vấn của Mỹ. Việc mua bán, sáp nhập (M&A) được xem là một trong những bước đi chiến lược của FPT Software để hiện thực hóa tham vọng 1 tỷ USD doanh thu vào năm 2020.
Chủ tịch FPT Software - anh Hoàng Nam Tiến cho rằng tại thời điểm này, với doanh thu khoảng 300 triệu USD của FPT Software, công ty đang đứng thứ 12 nếu ở Ấn Độ và đứng thứ 8 nếu ở Trung Quốc. "Đây hoàn toàn là con số không tệ", anh Tiến khẳng định. "Chúng tôi kỳ vọng doanh thu năm 2018 của FPT Software sẽ đạt 400 triệu USD. Dựa trên tốc độ tăng trưởng cao của FPT Software là trung bình khoảng 25-30% trong nhiều năm qua, chúng tôi sẽ đạt khoảng 70% mục tiêu 1 tỷ USD nhờ tăng trưởng tự thân (Organic growth), 30% còn lại sẽ đến từ các hợp đồng M&A. Với thương vụ Intellinet, chúng tôi kỳ vọng FPT Software sẽ sớm hoàn thành mục tiêu 1 tỷ USD.
>> FPT Software giành 2 HC Chiến công hạng Nhất qua thương vụ M&A
Tân Phong
Ý kiến
()