Chúng ta

FPT kết nối Thủ tướng toạ đàm với 40 tập đoàn Mỹ

Thứ sáu, 28/9/2018 | 09:56 GMT+7

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc tọa đàm với 40 tập đoàn lớn của Mỹ như IBM, AIG, AES, GE, AT&T, Walmart… trong sự kiện do FPT và Hội đồng kinh doanh vì sự hiểu biết quốc tế (BCIU) của Mỹ tổ chức tối 27/9 (giờ Việt Nam), tại New York.

Sự kiện diễn ratrong khuôn khổ chuyến tham dự phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 73. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Quyền Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và Đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc Nguyễn Phương Nga.

Mở đầu tọa đàm, Thủ tướng bày tỏ, nếu các nhà đầu tư hồi hộp trước diễn biến trên sàn chứng khoán New York thuộc hàng lớn nhất toàn cầu thì, “chúng tôi cũng hồi hộp muốn biết các bạn muốn làm ăn gì, mở rộng như thế nào ở Việt Nam”.

205710-IMG-4984-1389-1538102367.jpg

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Tọa đàm “Thu hút đầu tư tại Việt Nam trong thời kỳ phát triển công nghệ 4.0” do Hội đồng kinh doanh vì sự hiểu biết quốc tế (BCIU) và Tập đoàn FPT đồng chủ trì.  Ảnh: Nguyễn Hồng.

Thủ tướng bày tỏ mong muốn lắng nghe những nguyện vọng, phản ánh của các doanh nghiệp Mỹ về môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam cũng như sẵn sàng trả lời các câu hỏi, thắc mắc của các nhà đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án, chương trình hợp tác kinh doanh của Mỹ tại Việt Nam.

Bày tỏ vui mừng khi biết tất cả các doanh nghiệp Mỹ làm ăn ở Việt Nam đều muốn mở rộng đầu tư trên nhiều lĩnh vực, Thủ tướng khẳng định, Việt Nam sẵn sàng ủng hộ các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam, nhất là việc tận dụng những tiềm năng lợi thế về công nghệ, lực lượng lao động sẵn có của một thị trường Việt Nam rộng lớn cùng những điều kiện thuận lợi khác về thể chế.

Nhấn mạnh đến ý tưởng và sáng kiến, những yếu tố quan trọng hàng đầu trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, Thủ tướng đề nghị trong số các lãnh đạo, ai có ý tưởng gì đột phá cho Việt Nam phát triển trong bất kỳ ngành, lĩnh vực nào, có thể là ý tưởng 4.0 trong ngành tài chính, giáo dục, y tế hay nông nghiệp.

NQH-8367-copy-8883-1538102367.jpg

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Mỹ tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực có thế mạnh như công nghệ cao, năng lượng, hạ tầng, đô thị thông minh, giáo dục, đào tạo. Ảnh: Quang Hiếu.

“Quan trọng là cho tôi biết ai sẵn lòng vào Việt Nam để biến ý tưởng thành hiện thực”, Thủ tướng nói và thông tin thêm, theo dự báo năm 2018, kinh tế Việt Nam tăng trưởng có thể đạt 7%. Cùng với đó là kinh tế vĩ mô rất ổn định, lạm phát thấp. Hiện đã có 24.000 dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với hơn 350 tỷ USD đã được đầu tư.

Tại buổi làm việc, các doanh nghiệp Mỹ đã tập trung trao đổi các vấn đề liên quan đến đầu tư vào Việt Nam nói chung và các chính sách xoay quanh lĩnh vực CNTT nói riêng, đặc biệt là sự sẵn sàng của Việt Nam trong thời đại công nghiệp 4.0. Các doanh nghiệp cũng đánh giá cao sự sẵn sàng của Việt Nam cuộc cách mạng 4.0 và thiện chí của chính phủ Việt Nam trong việc đầu tư cho CNTT và các chính sách về môi trường đầu tư.

Ông Carlos Brito, TGĐ AB INBEV đánh giá cao việc Việt Nam chú trọng đầu tư cho CNTT, một trong những yếu tố quan trọng giúp minh bạch hóa môi trường đầu tư.

Còn ông Bill Ruh, Giám đốc Chuyển đổi số của GE mong muốn Việt Nam có những chương trình, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực kinh tế số, chuyển đổi số. “Nhiều quốc gia nhận ra rằng những chính sách và chương trình kĩ thuật số vững mạnh là vô cùng cần thiết để nền kinh tế của họ cạnh tranh và phát triển mạnh trong tương lai. Đức có nền Công Nghiệp 4.0, Trung Quốc có Internet+. Việt Nam có những chính sách chương trình tương tự như vậy không”, ông Bill Ruh đặt câu hỏi.

Đại diện Motorola mong muốn đầu tư vào lĩnh vực xây dựng thành phố thông minh và đề nghị Chính phủ có cơ chế hỗ trợ, tạo thuận lợi trong hoạt động này...

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự kiện có ý nghĩa này và cho rằng đây là cơ hội tốt để trao đổi, chia sẻ những ý tưởng, giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra sôi động.

Thủ tướng khẳng định, Việt Nam cam kết tạo điều kiện thuận lợi, cả về chính sách cũng như các yếu tố khác, cho các tập đoàn, tổ chức khoa học nước ngoài có thế mạnh về khoa học, công nghệ tham gia hoạt động nghiên cứu, hợp tác chuyển giao công nghệ tiên tiến cho doanh nghiệp Việt Nam.

Với vai trò đồng tổ chức sự kiện, Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình, cho biết, với nguồn nhân lực trẻ, ham mê toán học, Việt Nam nói chung đã sẵn sàng cho kỷ nguyên số và FPT với vị thế là công ty CNTT hàng đầu của Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng cho sứ mệnh trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu tiên phong chuyển đổi số.

205721-IMG-5168-2647-1538102367.jpg

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham dự toạ đàm. Ảnh: Nguyễn Hồng.

Với mục tiêu cung cấp những giá trị cao hơn cho khách hàng trên phạm vi toàn cầu và mở rộng hơn nữa quy mô hoạt động tại thị trường Mỹ, tháng 7/2018, FPT đã mua 90% cổ phần của Intellinet Consulting (Intellinet), một trong những công ty tư vấn công nghệ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Mỹ. Thương vụ này sẽ giúp FPT nâng tầm vị thế công nghệ, trở thành đối tác cung cấp các dịch vụ công nghệ tổng thể với giá trị cao hơn và toàn diện hơn cho khách hàng, từ khâu tư vấn chiến lược, thiết kế đến triển khai, bảo hành bảo trì, đặc biệt trong các dự án chuyển đổi số.

Mới đây nhất với sự hợp lực sau M&A, Intellinet đã ký được 03 hợp đồng triệu USD cung cấp dịch vụ công nghệ tổng thể từ khâu tư vấn chiến lược đến thiết kế, triển khai và vận hành cho 3 tập đoàn lớn tại Mỹ trong lĩnh vực Logistic, chăm sóc sức khỏe. Định hướng chiến lược của Intellinet trong thời gian tới là tiếp tục đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công nghệ tổng thể, đặc biệt là dịch vụ chuyển đổi số cho các tập đoàn trong danh sách Fortune Global 500.

FPT hiện là một trong số ít những công ty CNTT của Việt Nam tạo được dấu ấn tại thị trường Mỹ. Thành lập năm 2008, sau gần 10 năm phát triển, FPT đã có văn phòng tại 5 thành phố lớn của Mỹ gồm Texas (trụ sở chính), Denver, Los Angeles, Silicon Valley, Renton với trên 300 nhân viên đến từ 15 quốc gia, cung cấp dịch vụ CNTT cho hơn 200 khách hàng trong các lĩnh vực hàng không vũ trụ, y tế, ngân hàng - tài chính, viễn thông, ô tô… Mỹ là thị trường xuất khẩu phần mềm lớn thứ hai của FPT. Trong năm 2018, thị trường này dự kiến mang về cho FPT 67 triệu USD, tăng trưởng 39% so với năm 2017.Kết thúc tọa đàm, cảm ơn các nhà đầu tư đã tham gia và nêu ra nhiều ý kiến,

>> FPT mua 90% cổ phần công ty tư vấn công nghệ của Mỹ

Mỹ là thị trường xuất khẩu phần mềm lớn thứ hai của FPT. Trong năm 2017, thị trường này đã mang về cho FPT 50 triệu USD, tăng trưởng 17% so với năm 2016. Tại Mỹ, FPT đang cung cấp dịch vụ cho khoảng 200 khách hàng trong các lĩnh vực hàng không vũ trụ, y tế, ngân hàng - tài chính, viễn thông, ô tô….

Xuất khẩu phần mềm là động lực tăng trưởng quan trọng của FPT. Trong nhiều năm qua, doanh thu từ mảng hoạt động này của FPT luôn tăng trưởng trung bình trên 30%/năm và dự kiến sẽ đóng góp 50% vào tổng doanh thu của Tập đoàn. Trong 5 tháng đầu năm 2018, doanh thu mảng xuất khẩu phầm mềm của FPT đạt 2.869 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ, chiếm 34% tổng doanh thu của toàn Tập đoàn.

Sau hành trình gần 20 năm tiên phong trong ngành xuất khẩu phần mềm tại Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất thế giới về dịch vụ phần mềm, FPT đang nỗ lực để xuất khẩu phần mềm Việt Nam có vị trí cao hơn.

Giữa tháng 7, Tập đoàn FPT chính thức sở hữu 90% cổ phần của Intellinet Consulting (Intellinet), một trong những công ty tư vấn công nghệ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Mỹ.

Tân Phong

Ý kiến

()