FPT vừa thông báo thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành. Theo đó, sau khi phát hành hơn 118 triệu cổ phiếu mới để trả cổ tức còn lại của năm 2020 (tỷ lệ 15%), vốn điều lệ FPT tăng lên hơn 9.075 tỷ đồng, tương đương hơn 907 triệu cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành.
Các chỉ số tài chính mới của FPT trước phiên giao dịch cuối tuần - ngày 11/6. |
Cùng thời điểm, ngày 7/6, FPT bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc Nguyễn Thế Phương làm người phụ trách quản trị công ty và Trưởng phòng Quan hệ nhà đầu tư Dương Hoàng Phú được ủy quyền thực hiện công bố thông tin. Trước đó, hai vị trí này do chị Bùi Nguyễn Phương Châu, Giám đốc Truyền thông Tập đoàn, đảm nhiệm.
Theo quy định, người phụ trách quản trị công ty có quyền và nghĩa vụ: Tư vấn HĐQT trong việc tổ chức họp ĐHCĐ theo quy định và các công việc liên quan giữa công ty và cổ đông; Chuẩn bị các cuộc họp HĐQT, Ban kiểm soát và ĐHCĐ theo yêu cầu của HĐQT hoặc Ban kiểm soát; Tư vấn về thủ tục của các cuộc họp; Cung cấp các thông tin tài chính, biên bản họp HĐQT và các thông tin khác cho thành viên HĐQT và thành viên Ban kiểm soát; Là đầu mối liên lạc với các bên có quyền lợi liên quan…
Trong khi đó, người được ủy quyền công bố thông tin là đầu mối thu thập các thông tin và thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của công ty theo quy định.
Về kết quả kinh doanh, quý I/2021, FPT đã duy trì tăng trưởng tích cực với doanh thu đạt 7.586 tỷ đồng, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 1,151 tỷ đồng, tăng 22,8%.
Tính riêng tháng 4, FPT ghi nhận doanh thu đạt 2.845 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 523 tỷ đồng, lần lượt tăng 28,7% và 21,3% so với cùng kỳ.
Trên thị trường chứng khoán, sau 5 phiên giảm, mã FPT đã có 2 phiên tăng liên tiếp. Từ mức giá 80.800 đồng/cp ngày 8/6, chốt phiên ngày 10/6 mã FPT ghi nhận thị giá mới là 81.900 đồng/cp.
>> KBSV: Giá mục tiêu cổ phiếu FPT là 104.200 đồng, tăng 23%
Ý kiến
()