Chúng ta

Cuộc chiến để kết nối Internet từ trên không

Thứ năm, 6/3/2014 | 11:54 GMT+7

Các 'ông lớn' đang đẩy nhanh tốc độ để mang Internet đến những vùng xa xôi của thế giới từ trên bầu trời.
> Google và giấc mơ Internet trên những quả bóng bay / Giao hàng bằng... robot

Theo một nguồn tin của Wall Street Journal, Facebook đang trong quá trình hoàn tất đàm phán mua lại Titan Aerospace, công ty chuyên sản xuất máy bay năng lượng mặt trời có trụ sở tại bang New Mexico, Mỹ. Máy bay không người lái của Titan vẫn còn trong giai đoạn phát triển, dự kiến có thể bay cao đến 12 dặm trong suốt 5 năm, đem lại một giải pháp tiềm năng cho Internet băng thông rộng tầm xa đến những khu vực chưa được phủ sóng.

d

Facebook muốn tận dụng tính năng liên lạc trên máy bay của Titan Aerospace.

Các máy bay Titan có khả năng tự bay, cất và hạ cánh, đồng thời giao tiếp với một trạm mặt đất từ quỹ đạo 65.000 feet (khoảng 20 km) trong khí quyển, vượt xa các máy bay phản lực bay cao nhất tính đến nay. Máy bay có thể ở lại trong bầu không khí đến 5 năm mà không phải tiếp nhiên liệu, thậm chí không cần tiếp đất.

Titan hiện phát triển hai dòng máy bay không người lái có hình dạng của một con chuồn chuồn. Cả hai đều sử dụng pin sạc bằng năng lượng mặt trời gắn trên cánh nên vẫn có thể ở trên cao vào ban đêm. Mô hình nhỏ hơn, với tên gọi Solara 50, có sải cánh 164 feet, lớn hơn một chút so với một chiếc máy bay Boeing 767.

Trên trang web của mình, Titan tuyên bố máy bay của họ có thể giúp cung cấp tốc độ Internet lên đến 1 gigabit/giây với thiết bị thông tin liên lạc đặc biệt. Tốc độ này sẽ nhanh hơn đáng kể so với tốc độ băng thông rộng có sẵn tại các nước phát triển. Công ty cho biết họ hy vọng sẽ có "hoạt động thương mại đầu tiên" vào năm 2015.

Người phát ngôn của Titan không đưa ra bất cứ bình luận nào về việc hợp tác với Facebook. Nhưng theo nguồn tin của TechCrunchCNBC, giao dịch này có trị giá khoảng 60 triệu USD.

Thỏa thuận này giúp tham vọng của Giám đốc Điều hành Mark Zuckerberg tiến xa trong việc kết nối nhiều người trên thế giới hơn nữa. Năm ngoái, Zuckerberg và Facebook đã cho ra mắt Internet.org, quan hệ đối tác với các công ty công nghệ cao bao gồm Nokia, Qualcomm và Samsung Electronics, nhằm mục đích cung cấp truy cập Internet đến hai phần ba dân số thế giới.

Google cũng có kế hoạch riêng của mình trong việc phát Internet từ bầu khí quyển của trái đất bằng cách sử dụng bong bóng trôi nổi trong tầng bình lưu. Bóng bay là một phần của dự án Loon ( Project Loon), hiện được phát triển trong phòng thí nghiệm Google X.

Công ty cũng có một sáng kiến với dự án liên kết (Project Link), nhằm xây dựng mạng lưới cáp quang giúp các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại địa phương cung cấp tốc độ kết nối nhanh hơn. Thử nghiệm đầu tiên của dự án đang được thực hiện tại Kampala, Uganda.

d

Dự án này có thể sẽ cung cấp cho người dân các dịch vụ cơ bản như nhắn tin, xem thời tiết, giá thực phẩm... và cả Facebook.

Kết nối thế giới với Internet nhiều hơn nữa, tất nhiên đem lại những lợi ích nhất định cho Facebook và các công ty khác khi nhìn thấy tiềm năng không chỉ đối với những sự khuếch trương mà còn với những người tiêu dùng mới. Châu Phi, Đông Nam Á và Trung Đông đang được thiết lập để trở thành các thị trường tăng trưởng chính cho các công ty công nghệ cao ở tất cả hạng mục trong vòng 5 năm tới.

Kế hoạch của Facebook là triển khai 11.000 phương tiện không người lái (unmanned aerial vehicle) để phát Internet cho các quốc gia, khu vực hiện chưa có có điều kiện tiếp cận. Theo các chuyên gia nhận định, việc mở rộng truy cập Internet sẽ phát triển nguồn lực cơ sở có thể đóng góp vào sự bùng nổ công nghệ toàn cầu tiếp theo.

Video mô tả khả năng phát Internet của máy bay không người lái:

 

Nghệ Nguyễn (theo Wall Street Journal)

Video: Newsy Tech

Ý kiến

()