Chúng ta

CDO FPT Japan: 'Onsite và Offshore cần hiểu nhau để chạy nhanh hơn'

Thứ sáu, 25/5/2018 | 10:23 GMT+7

Trao đổi với Chúng ta trước thềm hội nghị dành cho khối sản xuất (Delivery Day) của FPT Japan, Giám đốc Sản xuất Đỗ Văn Khắc kỳ vọng các thành viên trong khối ở cả Nhật Bản và Việt Nam cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay để nâng cao chất lượng, tiến độ và hiệu quả sản xuất.

Hội nghị của khối sản xuất thị trường Nhật Bản - Delivery Day được tổ chức sáng 26/5, tại trụ sở của FPT Japan ở Daimon, Tokyo. Đối tượng tham gia gồm đại diện ban lãnh đạo FPT Software, FPT Japan, ban điều hành các FSU đang làm cho thị trường Nhật Bản tại Việt Nam.

do-van-khac-fpt-6001-1527217359.jpg

Giám đốc sản xuất FPT Japan Đỗ Văn Khắc.

Anh Đỗ Văn Khắc, Giám đốc Sản xuất (CDO) FPT Japan, chia sẻ với Chúng ta về sự kiện này.

-  Mục tiêu và thông điệp mà Delivery Day hướng tới trong sự kiện này là gì, thưa anh?

- Đây là hội nghị định kỳ hàng năm của FPT Japan. Các quản lý mảng sản xuất của FPT Japan sẽ cùng ban lãnh đạo FPT Software, các quản lý sản xuất của FSU cùng xem xét và nhìn nhận các vấn đề đang tồn tại, cơ hội trong sản xuất kinh doanh với các khách hàng Nhật. Mục tiêu của hội nghị là tìm ra các giải pháp, đề xuất, các điều chỉnh về tổ chức, nhằm thay đổi và phối hợp nhuần nhuyễn hơn nữa giữa onsite và offshore. Thông qua hội nghị này, các thành viên khối sản xuất của Nhật Bản và Việt Nam cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay để nâng cao chất lượng, tiến độ và hiệu quả sản xuất.

- Theo anh, FPT Software đang gặp những thách thức như thế nào trong khối sản xuất giữa offshore và onsite ở thị trường Nhật Bản?

- Tôi cho rằng thường xuyên đặt vấn đề, tìm hiểu và cùng giải quyết thì kết quả sản xuất, kinh doanh sẽ tốt hơn. Các chỉ số phát triển ở thị trường Nhật đang tốt, nhưng cũng có nhiều vấn đề tiềm ẩn, và còn nhiều cơ hội chưa được nắm bắt kịp thời. Tôi muốn huy động sự đóng góp của toàn bộ các cán bộ quản lý cho việc cải tiến liên tục để làm tốt hơn, và tăng trưởng hơn.

- Vì sao đối tượng trong nước (Việt Nam) tham dự hội nghị chỉ nhắm đến cấp lãnh đạo FSU?

- Ban tổ chức không hạn chế các quản lý BU (trung tâm sản xuất phần mềm, thuộc FSU) tham dự. Việc này tùy thuộc vào kế hoạch, chi phí của các đơn vị. Tại FPT Japan có giới hạn về không gian tổ chức, nếu đăng ký sớm có thể xoay được. Tôi hy vọng có nhiều điểm thay đổi được đưa vào áp dụng trọng thực tế, anh em có tâm huyết sẽ tham gia từ khâu chuẩn bị, tìm hiểu vấn đề, phân tích, đề xuất. Cũng có ý là tham dự quá đông mà không có suy nghĩ chuẩn bị trước cũng loãng. Tóm lại, các bạn ở Việt Nam không tham dự trực tiếp vẫn có thể tham dự online. Ban tổ chức có bố trí hệ thống teleconference (hội nghị trực tuyến).

- Hội nghị có tác động thế nào trong mục tiêu chung 1B 2020 (1 tỷ USD vào năm 2020) của FPT Software?

- Vấn đề nguồn lực, số lượng, chất lượng tại FPT Japan đang rất thiếu. Tôi mong muốn có giải pháp giảm áp lực và đáp ứng tốt hơn về nguồn lực cho sản xuất. FPT Software có nhiều cơ hội để tăng trưởng, mở rộng hợp tác với các khách hàng lớn như JFE, Softbank, Miroku… Trong nhiều thương vụ lớn chúng ta hơi đuối sức. Tôi rất kỳ vọng các quản lý của chúng ta cùng nhau phân tích các bài học cụ thể (case study) và có các đề xuất cho việc nắm bắt, thực hiện sản xuất được với các khách hàng lớn, đòi hỏi cao và có cơ hội tăng trưởng.

Tôi cũng kỳ vọng chúng ta hiểu chúng ta hơn, hiểu nhau hơn, tăng cường đoàn kết chia sẻ thông tin giữa onsite/offshore, phối hợp tốt giữa các đơn bị mức BU, mức FSU trong việc chia sẻ nguồn lực, giải quyết bài toán lớn. Càng lớn càng cần đoàn kết, sự đoàn kết có thể đến từ tổ chức, phân chia KPI mạch lạc, nhưng chắc chắn nó phải xuất phát từ mong muốn đoàn kết thật sự của mỗi cán bộ quản lý khối sản xuất!

>> 'Xuất khẩu phần mềm FPT có thể đạt 7.500 tỷ đồng năm 2018’

Hoàng Sơn thực hiện

Ý kiến

()