Chúng ta

AAG lại đứt khiến Internet quốc tế chậm

Thứ sáu, 15/5/2020 | 13:20 GMT+7

Sự cố đứt cáp quang khiến việc truy cập các dịch vụ quốc tế như Facebook, Gmail, YouTube... trở nên khó khăn thấy rõ từ tối 14/5.

Tuyến cáp quang biển AAG lại vừa gặp sự cố từ 18h30 ngày 14/5 khiến đường truyền internet đi quốc tế chậm rõ rệt, minh chứng là việc truy cập các dịch vụ như Facebook, Gmail, YouTube... khó khăn thấy rõ.

Sự cố cáp trên tuyến cáp AAG hướng Việt Nam - Hong Kong. Hiện công việc đo kiểm, xác định vị trí đứt cáp đang được đơn vị vận hành tiến hành. Lưu lượng qua tuyến AAG bị mất khiến một số nhà mạng phải định tuyến đường truyền qua các tuyến dự phòng. 

1hfuj-15245425495031664944180-3352-8576-

Cáp quang biển AAG liên tục gặp sự cố trong những năm qua. Ảnh: DV

Các ISP tại Việt Nam cũng cho biết, sự cố đứt cáp biển AAG không ảnh hưởng tới chất lượng các trang Internet, ứng dụng trong nước như học tập từ xa, đào tạo từ xa sử dụng các nền tảng phần mềm do doanh nghiệp Việt Nam phát triển và server đặt tại Việt Nam do các ứng dụng này chạy trên mạng cáp quang trong nước, không phụ thuộc vào các đường cáp quang biển quốc tế. Vì thế, trong thời gian này, các dịch vụ quốc tế ít nhiều bị ảnh hưởng, do đó người dùng được khuyên nên ưu tiên sử dụng các dịch vụ trong nước thay thế để đảm bảo tốc độ truyền tải.

Trước đó, cáp quang biển AAG cũng đã gặp sự cố vào ngày 2/4 trên nhánh S1. Ngay sau khi có sự cố, các doanh nghiệp viễn thông trong nước đã định tuyến lưu lượng sang các hướng cáp biển, cáp trên đất liền khác để bảo đảm chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Cáp AAG được hoàn thành sửa chữa vào 6h30 sáng ngày 21/4, tức khoảng 3 tuần kể từ khi xác định sự cố.

Tuyến cáp quang biển AAG được khánh thành và đưa vào sử dụng từ tháng 11/2009, có tổng chiều dài hơn 20.000Km, dung lượng thiết kế đạt 2Tbps, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ qua nhiều định tuyến khác nhau.

Trong nhiều năm qua, tuyến cáp AAG liên tục gặp trục trặc phải bảo trì, sửa chữa. Mặc dù vậy, theo đánh giá của các chuyên gia, tuyến cáp này vẫn đóng vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng dung lượng kết nối Internet Việt Nam đi quốc tế.

>> Từ 'thảm họa' đến dự án chuyển đổi số xuất sắc FPT

Thủy Minh

Ý kiến

()